Dịch thuật công chứng giúp người dân giải quyết thủ tục pháp lý nhanh chóng, thuận tiện

(Baohatinh.vn) - Hồ sơ, tài liệu được chuyển đổi sang ngôn ngữ nước ngoài nhờ cộng tác viên dịch thuật tại Hà Tĩnh đã giúp hoạt động công chứng chính xác, đảm bảo tính hợp pháp.

Chị Nguyễn Thị Chung hướng dẫn cho khách hàng hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để đi du học.

Chị Nguyễn Thị Chung hướng dẫn cho khách hàng hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để đi du học.

Dịch thuật công chứng là hoạt động nhằm mục đích truyền đạt chính xác thông tin và hợp pháp của tài liệu gốc sang ngôn ngữ nước ngoài. Trong đời sống xã hội hiện nay, dịch thuật công chứng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Một bộ hồ sơ của cá nhân được gửi đến đại sứ quán để phục vụ việc xuất khẩu lao động, du lịch, du học, thăm nuôi người nhà, định cư... đều phải có bản dịch đã được công chứng.

Ngoài việc hoạt động tự do, tại Hà Tĩnh, những người làm nghề dịch thuật có thể ký hợp đồng với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn (chủ yếu tại TP Hà Tĩnh) như: Phòng Công chứng số 1 (Sở Tư pháp), Văn phòng Công chứng Hồng Lam... để tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên hệ và đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng.

Bản dịch giấy khai sinh qua tiếng Anh.

Bản dịch giấy khai sinh qua tiếng Anh.

Tốt nghiệp Trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Huế từ năm 2002, chị Nguyễn Thị Chung (SN 1979, trú phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) từng làm công việc tư vấn, dịch thuật tiếng Anh cho hàng ngàn khách hàng và các công ty xuất khẩu lao động ở Hà Tĩnh. Nhận thấy nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, đầu năm 2022, chị ký hợp đồng cộng tác viên tại Phòng Công chứng số 1 (Sở Tư pháp). Điều kiện trở thành cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng là chị phải có bằng tốt nghiệp đại học và thông thạo ngôn ngữ cần dịch. Bên cạnh đó, chị Chung phải đăng ký chữ ký mẫu tại phòng công chứng mà mình cộng tác.

Theo chị Chung, việc biên dịch, dịch thuật các hồ sơ, tài liệu qua tiếng Anh không chỉ đơn giản là chuyển tải sang ngôn ngữ cần dịch mà để mỗi bộ hồ sơ "đạt chuẩn" đến tay khách hàng và được cơ quan có thẩm quyền công nhận, yêu cầu rất nhiều yếu tố. Trong đó, người dịch phải có sự hiểu biết, thông thạo các vấn đề cần dịch.

Khó khăn về ngôn ngữ là một thách thức trong dịch thuật công chứng. Công việc này đòi hỏi không chỉ thành thạo ngôn ngữ, mà còn phải hiểu rõ ngôn ngữ nguồn và diễn đạt ý nghĩa của văn bản gốc một cách chính xác và rõ ràng. Trong đó, các từ ngữ chuyên ngành như y học, xây dựng, luật... hay những tài liệu có số liệu tạo không ít thách thức cho người dịch.

Để có bản dịch đảm bảo chất lượng, người dịch thường tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các tài liệu để tích luỹ được khối lượng từ vựng phong phú và đa dạng. Đồng thời, tra cứu, tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, mất rất nhiều thời gian để có bản dịch hoàn chỉnh nhất, từ đó truyền tải dễ hiểu, chính xác, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Theo chị Chung, khó khăn nhất là việc tra cứu các từ ngữ chuyên ngành, nhất là trong ngành y.

Theo chị Chung, khó khăn nhất là việc tra cứu các từ ngữ chuyên ngành, nhất là trong ngành y.

Sau khi hoàn thành bản dịch, các văn bản này sẽ được xác nhận bởi chữ kí của người dịch, chữ kí và con dấu của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền để chứng minh tính chính xác và pháp lý của tài liệu đó so với tài liệu gốc. Tài liệu dịch thuật công chứng hợp pháp phải có chữ ký của người dịch, chữ kí và con dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, đây là tài liệu có giá trị pháp lý cao.

"Dịch thuật là công việc khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực, cùng với đó là tinh thần cầu thị, không ngừng nâng cao kiến thức của người dịch. Các cộng tác viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện, vì vậy, chỉ một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cũng như tiến độ hoàn thiện hồ sơ của khách hàng", chị Chung chia sẻ.

Chị Võ Thị Thanh Hải (SN 1994, trú phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) rà soát lại bản dịch trước khi tiến hành công chứng.

Chị Võ Thị Thanh Hải (SN 1994, trú phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) rà soát lại bản dịch trước khi tiến hành công chứng.

Nếu như dịch thuật bằng tiếng Anh khá phổ biến thì ngôn ngữ Hàn Quốc lại khá hiếm tại địa bàn Hà Tĩnh. Tại Phòng Công chứng số 1 (Sở Tư pháp), hoạt động dịch thuật công chứng qua tiếng Hàn do chị Võ Thị Thanh Hải (SN 1994, trú phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh) thực hiện.

Chị Hải từng tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc (Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế) và đã có thời gian 3 năm (2019-2022) bồi dưỡng nâng cao tại nước bạn (Hàn Quốc). Đầu năm 2024, chị chính thức trở thành cộng tác viên dịch thuật cho Phòng Công chứng số 1.

Chị Hải tâm sự: Sự khác biệt văn hóa là một thách thức đáng kể trong dịch thuật. Công việc dịch thuật không chỉ đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ chính xác, mà còn yêu cầu hiểu biết về văn hóa của cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích. Vì vậy, dịch thuật viên cần nghiên cứu văn phong và cú pháp của ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn hoặc nhờ cậy đến sự hỗ trợ, giúp sức từ đồng nghiệp hay chuyên gia ngôn ngữ. Ngoài ra, người dịch cần nhạy bén và linh hoạt trong việc chọn lựa từ ngữ, bối cảnh và phong cách phù hợp để bản dịch phản ánh đúng ý nghĩa và cảm nhận của bản gốc.

Bản dịch giấy khai sinh qua tiếng Hàn do chị Hải thực hiện.

Bản dịch giấy khai sinh qua tiếng Hàn do chị Hải thực hiện.

Thông thường, ra tết Nguyên đán và sau kỳ thi tốt nghiệp THPT là thời điểm người dân, các em học sinh gấp rút chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục để đi nước ngoài. Do vậy, đây cũng là quãng thời gian các cộng tác viên dịch thuật bận rộn nhất trong năm.

Chị Hải lưu ý thêm, ngoài rào cản về ngôn ngữ, vấn đề thời gian cũng là thách thức không nhỏ. Nhiều tài liệu có số lượng từ vựng lớn, nội dung phức tạp khiến người dịch đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu, phân tích song lại gặp áp lực tiến độ từ khách hàng cũng như yêu cầu về mặt pháp lý. Để khắc phục tình trạng này, khi nhận hồ sơ, chị Hải đã lên kế hoạch công việc, sử dụng công cụ hỗ trợ dịch thuật, tổ chức tài liệu và trao đổi với đồng nghiệp để đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu của công việc.

Không gian làm việc của Phòng Công chứng số 1 (Sở Tư pháp).

Không gian làm việc của Phòng Công chứng số 1 (Sở Tư pháp).

Hiện nay, tại Hà Tĩnh có 12 tổ chức hành nghề công chứng ở các địa phương: TP Hà Tĩnh, TX Hồng Lĩnh, TX Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Nghi Xuân, Hương Sơn, Can Lộc. Mặc dù vậy, do thuận tiện trong việc đi làm hộ chiếu cũng như tìm hiểu tại các trung tâm tư vấn xuất khẩu lao động nên hoạt động dịch thuật hồ sơ, tài liệu qua tiếng nước ngoài chủ yếu diễn ra tại TP Hà Tĩnh. Trong đó, Phòng Công chứng số 1 (Sở Tư pháp) và Văn phòng Công chứng Hồng Lam là nơi các dịch thuật viên đăng ký cộng tác.

Trưởng phòng Công chứng số 1 (Sở Tư pháp) Bùi Minh Thu cho hay: "Phòng Công chứng số 1 hiện có tất cả 16 cộng tác viên dịch thuật. Trong đó, có 13 cộng tác viên dịch thuật tiếng Anh, 1 cộng tác viên tiếng Hàn, 1 cộng tác viên tiếng Trung và 1 cộng tác viên tiếng Lào. Sự hỗ trợ của cộng tác viên dịch thuật đã giúp cho hoạt động công chứng tại đơn vị diễn ra thuận tiện, chính xác và hiệu quả hơn, góp phần giải quyết nhanh chóng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý cho khách hàng".

Chủ đề Người Hà Tĩnh ở nước ngoài

Đọc thêm

Những đồng tiền tội lỗi

Những đồng tiền tội lỗi

Mờ mắt trước khoản tiền công lớn từ vận chuyển thuê ma túy, bị cáo Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (Lào) đã tự khép lại cuộc đời bằng bản án tử hình do TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt.
Podcast: Điểm tin an ninh trật tự nổi bật trong tuần (từ 7/12 - 13/12/2024)

Podcast: Điểm tin an ninh trật tự nổi bật trong tuần (từ 7/12 - 13/12/2024)

Kịp thời ngăn chặn 3 thanh thiếu niên mang hung khí đi giải quyết mâu thuẫn; Xe container bốc cháy dữ dội trong đêm ở Hương Khê; Bắt 2 chị em vận chuyển, mua bán ngoại tệ trị giá hơn 100 tỷ đồng qua biên giới Hà Tĩnh; 12 thanh niên Nghệ An gây náo loạn trên đường khi vào Hà Tĩnh đón bạn ra tù...