Bà Phạm Thu (TP HCM) làm việc tại một trường mầm non tư thục, có đóng BHXH, dừng đóng từ tháng 4/2021. Tháng 5/2021 có văn bản ngừng hoạt động mọi công việc về giáo dục nên bà thất nghiệp đến giờ. Bà hỏi mình thuộc diện nào của chính sách hỗ trợ COVID-19 và phải làm đơn như thế nào?
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Tại Điều 21 đến Điều 24 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có quy định về hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
“Điều 21. Đối tượng, điều kiện hỗ trợ
Người lao động làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
1. Đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng”.
Đề nghị bà Thu và người lao động căn cứ những quy định trên, nếu thuộc đối tượng và đủ điều kiện được hỗ trợ thì hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, gửi đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động để được giải quyết.
Chính sách BHYT ngày càng khẳng định vai trò là trụ cột an sinh, giúp nhiều người bệnh ở Hà Tĩnh tiếp cận kỹ thuật hiện đại, giảm gánh nặng chi phí điều trị.
UBND tỉnh Hà Tĩnh giao các địa phương khẩn trương thực hiện xong việc chi trả trợ cấp xã hội tháng 6/2025 cho đối tượng bảo trợ xã hội trước ngày 28/6.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực trong hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, đồng thời thu hút thêm người tham gia BHXH.
Công chức, viên chức, người lao động dôi dư do thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được hưởng chính sách thôi việc ngay hoặc thôi việc sau khi đi học nghề
Nhiều chủ hộ kinh doanh tại Hà Tĩnh bày tỏ đồng tình với quy định tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, song cũng băn khoăn về các quyền lợi, quy trình, thủ tục liên quan.
Sở Nội vụ Hà Tĩnh lấy ý kiến Nhân dân trên các phương tiện truyền thông về trình đề nghị Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” với 1 cá nhân.
Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều thay đổi lớn khiến người lao động và doanh nghiệp ở Hà Tĩnh thêm tin tưởng vào chính sách an sinh.
Sáng 10/6, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình "Hành trình Đỏ" lần thứ IV, tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025 và ngày hội “Giọt hồng Thành Sen”.
Tại huyện Thạch Hà, thực hiện các quy định, quyết định của Trung ương và tỉnh, địa phương đã hỗ trợ tiền điện cho hơn 1.300 hộ nghèo với tổng số tiền gần 500 triệu đồng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua sửa đổi pháp lệnh, bỏ quy định sinh một hoặc hai con, tận dụng thời kỳ dân số vàng, tạo ra những lợi thế to lớn cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội.
Thay đổi cách thức nộp thuế của hộ kinh doanh, dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy, chế độ đãi ngộ chuyên gia cao cấp là những chính sách nổi bật từ tháng 6.
Thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã triển khai cùng lúc nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực nhằm giúp các hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, việc hỗ trợ những mô hình sinh kế để giảm nghèo bền vững ngày càng phát huy hiệu quả.
Hà Tĩnh khen thưởng 25 tập thể, 21 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và 36 tập thể, 18 cá nhân có thành tích trong thực hiện công tác giảm nghèo.
Công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, doanh nghiệp hưởng 100% lương ngân sách sẽ dừng thu công đoàn phí, kinh phí công đoàn từ ngày 1/6 và sắp xếp lại trước 15/6.
Nhờ triển khai đồng bộ quyết liệt các giải pháp, 5 năm qua, Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội vào công tác giảm nghèo. Với nhiều cách làm sáng tạo, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Đức Thọ giảm đáng kể.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm chúc mừng các gia đình được chuyển vào sinh sống trong ngôi nhà mới khang trang. Đây sẽ là điểm tựa để các hộ tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng mong muốn những ngôi nhà mới kiên cố sẽ giúp các gia đình tại huyện Thạch Hà ổn định và vươn lên trong cuộc sống.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải - Trưởng BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đã đến dự lễ khánh thành, bàn giao nhà ở thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Hương Sơn.
Cần mẫn đưa chính sách an sinh đến với từng người, từng nhà, những nhân viên dịch vụ thu BHXH Hà Tĩnh được ví như người “dệt lưới”, giúp nhiều người có chỗ dựa vững chắc…