"Đói khổ thế nào cũng không được chặt"!

(Baohatinh.vn) - Lão Khùng nhìn ra sông với ánh mắt buồn rười rượi, tựa như lão vừa mất bạc, mất tiền. Lão nói với bà Tần - vợ lão đang nhóm bếp thổi cơm chiều:

- Sông này rồi người ta cũng... “tôm hóa” hết cả thôi.

- Nuôi tôm thì tốt chứ sao ông? Khối người giàu lên nhờ tôm đó chớ sao!.

- Đúng là đàn bà! Thiển cận - lão cáu - Tôm, tôm, nơi nào cũng tôm. Tôi hỏi bà, ngày tôi còn trẻ, tôi đưa thuyền bơi có 1 đoạn là có mấy cân cá cho bà đi chợ, giờ có như thế không?.

doi kho the nao cung khong duoc chat

Dự án thi công công trình nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đã gây thiệt hại cho rừng đước chắn sóng tuyến đê Hữu Phủ.

Bà Tần vừa sợ chồng, vừa chống chế: “Thì... thì...”.

Bực tức, lão vung tay đứng dậy, đi ra ngoài sân. Xoa đi xoa lại đầu tóc, lão tiếp:

- Bao nhiêu là đước! Đước tràn bờ sông như thế, bà coi thử giờ có còn không? Trong đước có bao nhiêu là sò, vẹm, cá, tôm... Mỗi sớm thu lưới là có đến trên yến cá... Mấy cái miệng của nhà này chả nhờ đó thì nhờ đâu!

Thổi bếp phù phù, bà Tần nói vọng ra:

- Thôi ông à, mình không làm được để người ta làm. Ông từng nhiếc móc thậm tệ chú Chuẩn khi chú ấy chặt đước, đào ao thả tôm, thì giờ chú ấy cũng có xe hơi, nhà 3 gác, khối kẻ đến nhờ vả, trong khi nhà mình thì đến cái ăn từng bữa còn lo. Hồi trước, nếu ông không tuyên bố từ giã anh em với chú, biết đâu chú ấy...

- Biết, biết cái gì, cái thằng phản phúc ấy. Ai đời chỉ lo vun vén cho mình mà quên nghĩa vụ công dân - lão nói nguyên xi câu tuyên truyền trên đài truyền thanh xã vừa phát cách đó ít tiếng.

Lão lại tiếp:

- Chính tôi với nó đi trồng đước khi bố còn sống. Hai dãy đước bên sông này là ông bà, tổ tiên trồng cả chứ ai. Mình đã tự tay trồng thì chỉ có trồng thêm chứ không được chặt. Đói khổ thế nào cũng không được chặt.

- Thôi, tôi xin ông. Ông dằn vặt thế chỉ khổ ông, nặng nề trong nhà. Giờ người ta thế cả... Mà ông trách chú Chuẩn làm gì vì chính quyền không cho thì lấy đâu ra đất mà tôm với cá.

Thằng Vẹm - con cậu cả bỗng dưng oang oang khóc. Bà Tần quăng cả ghế chạy lên đón cháu. Không thể đôi co với bà vì cháu dậy, lão đi ra bờ sông nhìn những máy đào đang ngúc ngắc múc đất. Lão nghĩ: “Có lẽ đến đời thằng Vẹm, chúng nó lại tìm cách ngăn sông thành khúc cho coi!”.

Đọc thêm

Chăm lo con chữ cho trẻ em dân tộc Chứt

Chăm lo con chữ cho trẻ em dân tộc Chứt

Thời gian qua, sự nỗ lực của Bộ đội Biên phòng, cấp ủy chính quyền và các trường học đã giúp học sinh dân tộc Chứt (Hương Khê, Hà Tĩnh) hoà nhập và yên tâm học tập.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.
Rèn thói quen đọc sách cho con

Rèn thói quen đọc sách cho con

Hiểu rõ tác dụng của việc đọc sách, nhiều phụ huynh ở Hà Tĩnh đã rèn luyện thói quen này cho con và cùng con khám phá những điều mới mẻ, thú vị trong thế giới tri thức rộng lớn.