Phần lớn các hộ dân ở Hà Tĩnh đã đồng thuận di dời nhà cửa, nhường đất để dự án cao tốc Bắc - Nam và đường dây 500kV mạch 3 được triển khai thuận lợi nhất.
Cầu vượt sông Lam trên cao tốc nối Nghệ An và Hà Tĩnh dự kiến hợp long vào ngày 14/3/2024. Với chiều dài 4,015 km, cầu Hưng Đức đang là cầu đường bộ vượt sông dài nhất trên tuyến cao tốc Bắc – Nam.
Những “nút thắt” cuối trong công tác GPMB dự án cao tốc Bắc – Nam đang được các ban ngành, địa phương ở Hà Tĩnh nỗ lực tháo gỡ nhằm bàn giao cho chủ đầu tư đúng cam kết, tạo thuận lợi nhất cho quá trình thi công.
Sau quá trình thi công, tuyến cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh dài 107,28 km dần được hình thành rõ nét. Khi hoàn thành, đưa vào khai thác, khoảng cách di chuyển sẽ được rút ngắn đáng kể, tạo sức bật quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cho Hà Tĩnh.
Những ngày cận tết Nguyên đán, các nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh vẫn tập trung nhân lực, phương tiện, thiết bị làm việc nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình trọng điểm quốc gia.
Chỉ còn ít ngày nữa là tới tết Nguyên đán Giáp Thìn nhưng trên công trường cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Hà Tĩnh vẫn đang được các nhà thầu thi công rầm rộ.
Việc bàn giao mặt bằng sạch và đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng là những yếu tố quyết định, góp phần để quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam luôn thuận lợi, đáp ứng yêu cầu về tiến độ mà Chính phủ, Bộ GTVT đề ra.
Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) đề xuất Hà Tĩnh bổ sung thêm mỏ đất ở xã Cẩm Quan có diện tích 20 ha, trữ lượng khai thác 1 triệu m3 phục vụ thi công gói thầu xây lắp 11 đoạn cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng yêu cầu nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chỉ đạo các nhà thầu tập trung tối đa nhân lực, máy móc, làm xuyên tết Nguyên đán Giáp Thìn để đảm bảo tiến độ dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt nối Nghệ An và Hà Tĩnh.
Thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam cùng các công trình trọng điểm trên địa bàn Hà Tĩnh là quyết tâm lớn của toàn Đảng, toàn dân. Các cấp, ngành và cả hệ thống chính trị đang dốc sức từng ngày để giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Bởi vậy, tất cả công dân phải nhận thức đúng pháp luật, đồng thời đặt lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng lên trên hết, trước hết.
Cách đây chưa lâu, một sự việc đáng tiếc đã xảy ra tại thôn Mỹ Yên (xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) khi đơn vị thi công bắc cầu phao qua sông để cắm mốc khu vực mỏ cát trên địa bàn phục vụ dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, “cháy nhà ra mặt chuột”, người dân đã nhận diện những kẻ “giấu mình”, từ đó rút ra bài học để phòng ngừa bị lôi kéo, xúi giục.
Trước việc thời gian gần đây gia tăng lượng phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, Công an Hà Tĩnh đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
Với những gì đã nỗ lực làm được, không khó để hiểu vì sao cán bộ, công chức xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) gọi năm cũ là năm... giải phóng mặt bằng.
Hà Tĩnh đã giải ngân được hơn 2.438 tỷ đồng nguồn kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia đề nghị chủ đầu tư, nhà thầu cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi với cấp ủy, chính quyền Hà Tĩnh để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo thuận lợi cho dự án cao tốc Bắc - Nam về đích đúng tiến độ.
Gấp rút hoàn thành công trình, ổn định chỗ ở trước tết Nguyên đán Giáp Thìn là không khí chung ở các khu tái định cư dự án cao tốc Bắc - Nam trên địa bàn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Chỗ ở mới có vị trí thuận lợi về giao thông, hạ tầng đầy đủ, hiện đại, giao thương thuận tiện.
Tỉnh Hà Tĩnh được Bộ GTVT đánh giá đạt kết quả cao trong công tác giải phóng mặt bằng và xử lý các nội dung liên quan đến vật liệu xây dựng phục vụ dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Bãi Vọt - Kỳ Anh.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đúng kế hoạch.
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và tập trung, ưu tiên bố trí nhân lực để tuyên truyền, vận động, hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam.
Dù thời tiết không thuận lợi nhưng việc thi công cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt đoạn qua Hà Tĩnh vẫn đang được triển khai bởi thời hạn hoàn thành công trình đang cận kề.
Việc bổ sung cống chui dân sinh trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua thôn Tân Phúc, xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh) giúp người dân đi lại thuận lợi trong sản xuất, thăm viếng mồ mả.
Quy mô trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng xây dựng ở xã Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) được đề xuất điều chỉnh tăng từ 2,5 ha/bên lên 5 ha/bên.
Vì không bị ảnh hưởng từ thời tiết mưa gió nên nhà thầu huy động tối đa nhân lực, máy móc thi công hầm Đèo Bụt – hầm xuyên núi duy nhất trên tuyến cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh.
Trong số diện tích 57,42 ha cần trồng rừng thay thế ở Hà Tĩnh, qua rà soát, quỹ đất trồng còn lại trên địa bàn tỉnh là 30 ha nên địa phương đề nghị Trung ương bố trí trồng ở tỉnh khác 27,42 ha.
Tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh được bố trí 6 nút giao với hệ thống đường địa phương tại các địa bàn huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và 2 điểm tại huyện Kỳ Anh.
Việc khắc phục tình trạng không đảm bảo ATGT khi thi công hạng mục cầu vượt và nút giao quốc lộ 8 ở cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt, đoạn qua huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vẫn chưa đạt yêu cầu.