(Baohatinh.vn) - Cầu vượt sông Lam trên cao tốc nối Nghệ An và Hà Tĩnh dự kiến hợp long vào ngày 14/3/2024. Với chiều dài 4,015 km, cầu Hưng Đức đang là cầu đường bộ vượt sông dài nhất trên tuyến cao tốc Bắc – Nam.
Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt có 31 cây cầu (23 cầu dọc tuyến và 8 cầu vượt ngang); trong đó, cầu Hưng Đức dài 4,015 km vượt sông Lam nối huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) với huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) là cây cầu vượt sông dài nhất trên tuyến cao tốc tính tới thời điểm này. Cầu có 90 nhịp, được thiết kế rộng 17,5m với 4 làn xe, dải phân cách cứng ở giữa, vận tốc thiết kế 80 km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ được xây dựng bổ sung 1 đơn nguyên cầu bên cạnh với bề rộng mặt cầu là 16,25m. Cùng với hầm Thần Vũ, cầu Xuân Dương 1, cầu Xuân Dương 2, nút giao QL46B… cầu Hưng Đức là một trong những hạng mục thuộc cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt. Cầu Hưng Đức có tổng mức đầu tư 1.371,3 tỷ đồng, được khởi công xây dựng năm 2022 do liên danh nhà thầu Công ty TNHH Đại Hiệp, Công ty CP Đầu tư và xây dựng Thái Yên, Công ty TNHH Hòa Hiệp và Công ty CP Tập đoàn CIENCO4 đảm nhận thi công.
Quá trình thi công cầu gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; giá nguyên liệu, vật liệu xây dựng tăng cao; tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp... nhưng các nhà thầu vẫn nỗ lực thi công, đảm bảo tiến độ công trình. Ông Trương Đức Liên - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phúc Thành Hưng (doanh nghiệp dự án) cho hay: Sau 2 năm triển khai, tới nay, khối lượng thi công cầu Hưng Đức đã đạt từ 92 – 95%. Theo kế hoạch, cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt phải hoàn thành vào tháng 5/2024 và cầu Hưng Đức là một trong những hạng mục đảm bảo tiến độ đề ra. Theo ông Trương Đức Liên, trường hợp mọi việc thuận lợi, đơn vị sẽ hợp long nhịp cuối cùng (T15 - T16) cầu Hưng Đức vào ngày 14/3/2024; tới tháng 5, hoàn thành việc xây dựng cầu.
Dù tiến độ cầu Hưng Đức được đảm bảo, tuy nhiên, tới tháng 5/2024 - mốc thời gian mà đoạn cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt phải hoàn thành, người dân Hà Tĩnh vẫn chưa thể lưu thông trên tuyến cao tốc. Nguyên nhân là do cao tốc Bắc - Nam chỉ mới thông tuyến tới TP Vinh (Nghệ An). Vậy nên, người dân Hà Tĩnh muốn lưu thông ra Hà Nội vẫn phải di chuyển ra TP Vinh rồi mới lên cao tốc. Cùng với việc hợp long cầu Hưng Đức, các nhà thầu hiện đang triển khai thi công bản mặt cầu, hệ thống lan can, tiến tới thảm bê tông nhựa mặt cầu.
Dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt dài hơn 49,3 km đi qua hai tỉnh Nghệ An (44,4 km) và Hà Tĩnh (4,9 km) có tổng mức đầu tư 11.157 tỷ đồng. Đây là 1 trong 3 dự án thành phần được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Dự án được khởi công tháng 5/2021, kế hoạch hoàn thành tháng 5/2024. Thời gian vận hành khai thác hoàn vốn là 16 năm 6 tháng 8 ngày.
Ở giai đoạn phân kỳ đầu tư thứ nhất, mặt đường cao tốc rộng 17m - tương đương 4 làn xe (2 làn mỗi chiều), tốc độ lưu thông tối đa 80 km/h. Ở giai đoạn phân kỳ thứ hai, lòng đường được mở rộng 32 mét tương đương 6 làn xe (mỗi chiều đường 3 làn), tốc độ lưu thông tối đa 120 km/h.
Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh được đầu tư trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, với mức độ tự động hóa cao, áp dụng công nghệ tiên tiến từ các đối tác hàng đầu thế giới.
Nhờ mức tăng trưởng khá từ các dự án khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, 6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh đạt hơn 26.846 tỷ đồng, tăng 6,14% so với cùng kỳ năm trước.
Thuế tỉnh Hà Tĩnh có 6 đội thuế cơ sở, phụ trách quản lý địa bàn 69 xã. Ông Trương Quang Long - Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực XI giữ chức Trưởng Thuế tỉnh Hà Tĩnh.
Quý III/2025, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) nỗ lực thực hiện các giải pháp, sớm về đích mục tiêu sản xuất trên 1,2 tỷ kWh, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ phát triển đất nước.
Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành. Đây được xem là làn gió mới đối với cộng đồng doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp Hà Tĩnh kỳ vọng những gì đối với mô hình chính quyền 2 cấp này?
Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast đi vào hoạt động cùng với các dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp Hà Tĩnh, thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng bền vững.
Nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hiện thực hóa định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Sáng 29/6, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (thuộc Tập đoàn Vingroup) tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Hệ thống phòng, chống sạt lở trên cao tốc Vũng Áng - Bùng qua Hà Tĩnh và Quảng Bình (tỉnh Quảng Trị mới) được tính toán kỹ lưỡng, góp phần giảm nguy cơ đất đá tràn ra mặt đường.
Ngày 29/6 tới, Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) sẽ chính thức khánh thành, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển ngành công nghiệp ô tô điện của Việt Nam.
Dù gặp một số khó khăn nhưng nhà thầu vẫn nỗ lực triển khai thi công, phấn đấu giữa tháng 7 sẽ khoan thông hầm Đèo Ngang nối tỉnh Hà Tĩnh với tỉnh Quảng Bình (sắp tới là tỉnh Quảng Trị)
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng hình thức đầu tư tư nhân cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam nhằm mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp vào dự án quan trọng quốc gia.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 316/TB-VPCP ngày 24/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát tiến độ các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Mặc dù thời tiết diễn biến bất lợi nhưng các kỹ sư, công nhân vẫn quyết tâm cao nhất, bám công trường để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình cầu số 1, cao tốc Vũng Áng – Bùng, đoạn qua Hà Tĩnh.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng phương án chi tiết, huy động nguồn lực đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục, thông suốt trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi THPT.
Sở Công thương Hà Tĩnh đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo EVN xem xét bổ sung danh mục đầu tư đường dây 500kV đấu nối Nhà máy điện khí LNG Vũng Áng III đồng bộ với tiến độ thực hiện dự án nhà máy.
6 tháng đầu năm 2025, kinh tế TP Hà Tĩnh có nhiều khởi sắc, là nền tảng vững chắc để TP Hà Tĩnh chuẩn bị chuyển mình, bước sang giai đoạn phát triển mới.
Hầm Đèo Bụt - hầm đường bộ duy nhất trên tuyến cao tốc dài 107,28 km qua Hà Tĩnh đã thi công cơ bản với việc hoàn tất hệ thống cơ điện, phòng cháy chữa cháy và lớp sơn vỏ hầm.
Tỷ giá USD tiếp tục tăng gây áp lực với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Hà Tĩnh trong bối cảnh đối mặt khó khăn do bất ổn chính trị, chiến tranh thương mại, chính sách thuế quan.
Mực nước hồ chứa được cải thiện là điều kiện thuận lợi để các nhà máy thủy điện ở Hà Tĩnh tăng công suất vận hành, góp phần giảm áp lực lưới điện khi phụ tải tăng cao mùa nắng nóng.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh phối hợp với huyện Kỳ Anh đảm bảo hành lang lưới điện thông thoáng tại hơn 450 khoảng cột, trải dài hơn 35km thuộc lộ đường dây 378E18.3.
Trong bối cảnh khó khăn khi chính quyền địa phương đang sắp xếp mô hình 2 cấp, ngành thuế Hà Tĩnh vẫn đảm bảo đà tăng trưởng với số thu đạt 5.480 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ.
Chủ đầu tư đang tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy sản xuất điện với mục tiêu sớm hòa lưới quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh.
Các sở, ngành, địa phương Hà Tĩnh tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ SXKD và đời sống Nhân dân.