Dự báo GDP quý 1 tăng trưởng khoảng 6,3%

Khối nghiên cứu của ngân hàng HSBC vừa có báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam tháng 2/2017, trong đó dự báo GDP quý 1 tăng trưởng 6,3%; lạm phát 5%.

Theo dự báo của HSBC, tăng trưởng GDP của Việt Nam các quý trong năm 2017 lần lượt là quý 1 đạt 6,3%; quý 2 đạt 6,4%; quý 3 đạt 6,7%; quý 4 đạt 6,8%. Cùng với đó, chỉ số lạm phát các quý 1,2,3,4 lần lượt là: 5%; 4,4%; 4,6%; 3,6%.

Ngành sản xuất tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng

Phân tích cơ sở để đưa ra dự báo này, các chuyên gia của HSBC cho rằng, năm 2016 kết thúc với các chỉ số kinh tế vĩ mô đều khá lạc quan. Trong đó, ngành sản xuất vẫn là yếu tố quan trọng đưa Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Việt Nam tiếp tục giành thị phần toàn cầu ở một số mặt hàng trọng điểm, phản ánh phần nào sự hội nhập của nền kinh tế trong nước vào chuỗi cung ứng khu vực của các công ty đa quốc gia.

du bao gdp quy 1 tang truong khoang 6 3

HSBC dự báo tăng trưởng GDP của VN năm 2017 vẫn khả quan (Ảnh minh họa: KT)

Hơn nữa, lực lượng lao động có năng lực cạnh tranh cao của Việt Nam cũng là yếu tố thu hút quan trọng ở đây, giúp Việt Nam giải ngân dòng vốn FDI đạt kỷ lục trong năm 2016.

Bước sang năm 2017, HSBC đánh giá ngành sản xuất vẫn gặt hái thành công. Kết quả khảo sát chỉ số PMI ngành sản xuất cũng rất hứa hẹn. Chỉ số PMI tháng 12 đạt 52,4 điểm đã phản ánh sự cải thiện bền vững các điều kiện hoạt động của ngành. Đơn đặt hàng mới tăng, bao gồm cả đơn đặt hàng xuất khẩu mới giúp hoạt động sản xuất tăng theo. Niềm tin trong lĩnh vực sản xuất tiếp tục được củng cố nhờ vào các quyết định tuyển dụng thêm nhân viên và tích lũy hàng tồn kho – cả hàng chuẩn bị sản xuất và thành phẩm - của các doanh nghiệp.

Theo HSBC, tất cả những tín hiệu trên thể hiện những mong muốn có nhu cầu cao hơn và từ đó tăng trưởng kinh tế mạnh hơn trong các quý tới.

Đầu tư công hợp lý để phát triển bền vững

Nhưng câu hỏi vẫn còn đặt ra là "làm sao để Việt Nam phát triển bền vững?". Để trả lời câu hỏi này, theo HSBC, đầu tiên phải thừa nhận tầm quan trọng của chi tiêu công ở Việt Nam. Nếu không tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế tốc độ nhanh sẽ không thể bền vững. Tăng trưởng chi tiêu công mạnh mẽ cũng là nền tảng trong việc giữ nhu cầu trong nước sôi nổi. Chi tiêu công (và các chính sách thuế) chính vì vậy cũng rất quan trọng.

Tuy nhiên, các tài khoản của Chính phủ hơi căng trong thời điểm hiện tại, càng nhấn mạnh sự cần thiết phải cải tổ tài chính công. Điều này bao gồm việc bán cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), một quá trình giúp tăng doanh thu, giảm những gánh nặng chi phí tiềm năng trong tương lai (như các khoản trợ cấp, và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước).

Trong một quyết định gần đây, Chính phủ công bố tổng tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong "các doanh nghiệp" được yêu cầu cổ phần hóa (hoặc tư nhân hóa). Trước đó, tỷ lệ này đã được xác định theo "lĩnh vực" dẫn đến việc thoái vốn thấp. Tốc độ thoái vốn nhanh hơn sẽ mở ra cho Chính phủ nhiều cơ hội tài khóa giúp kích thích các hoạt động kinh tế.

“Quyết định trên đã nhấn mạnh quyết tâm của Chính phủ muốn làm sâu sắc thêm các quá trình cải cách cơ cấu, từ đó có thể cải thiện các triển vọng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế”- HSBC đánh giá.

Vì thế, HSBC cho rằng, ở Việt Nam chắc chắn vẫn tiếp tục có nhu cầu đầu tư công vào cơ sở hạ tầng nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đi lên. Và cũng tương tự đối với nhu cầu trong nước cũng cần được củng cố đáng kể bằng sự tăng trưởng tín dụng và tiêu dùng Chính phủ nhanh, mà nếu không được kiểm soát có thể tạo ra những thách thức trong thời kỳ trung hạn.

Mặc dù việc tập trung vào hiệu quả trong chi tiêu Chính phủ và thu thuế đã tăng lên nhưng nợ công vẫn phải chịu nhiều áp lực. Phần lớn các khoản nợ này là dạng cho vay hỗ trợ phát triển dài hạn mà nhiều khả năng ảnh hưởng đến sự chuyển đổi kinh tế từ một nước thu nhập thấp sang một nước thu nhập trung bình. Nhưng một phần của các khoản vay này cần được tái tài trợ ở trên thị trường vốn quốc tế tại thời điểm mà lãi suất của Mỹ dự kiến sẽ tăng.

Chính vì vậy, HSBC khuyến nghị cải cách xung quanh tài chính công không nên chỉ bao gồm quản lý hiệu quả hơn các nguồn quỹ công và quản lý tốt hơn các khoản nợ, mà còn phải cổ phần hóa nhanh (hoặc tư nhân) các doanh nghiệp Nhà nước. Tỷ lệ thoái vốn trung bình hiện tại ở các doanh nghiệp Nhà nước là 8%. Nói cách khác, Nhà nước vẫn nắm giữ 92% vốn điều lệ sau cổ phần hóa.

Nhưng cải cách tư nhân có một sự tác động khi ngày 28/12/2016 một quyết định mới được ban hành, theo đó Chính phủ công bố tỷ lệ tổng sở hữu nhà nước trong "các doanh nghiệp" được lên danh sách cổ phần hóa. Trước đó, Chính phủ chỉ quy định tỷ lệ sở hữu nhà nước theo ngành mà không quy định cụ thể các doanh nghiệp nhà nước nào dẫn đến việc thoái vốn thấp.

Ngoài ra, quyết định cũng đã liệt kê 103 doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ nắm giữ 100% cổ phần và khoảng 137 doanh nghiệp sẽ được cổ phần hóa trong giai đoạn 2016-2020. Trong số những doanh nghiệp được cổ phần hóa, Nhà nước sẽ nắm giữ trên 65% vốn điều lệ trong bốn doanh nghiệp, giữ 50-65% trong 27 doanh nghiệp, và ít hơn 50% vốn trong 106 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động trong các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, điện hạt nhân, và in tiền sẽ không được cổ phần hóa. Quyết định này thay thế cho các quyết định trước và có hiệu lực từ ngày 15/2/2017. Theo quan điểm của HSBC, điều này có thể sẽ đẩy nhanh quá trình thoái vốn.

Theo VOV

Đọc thêm

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Dấu ấn thu ngân sách của Hà Tĩnh

Năm 2024, Hà Tĩnh cán mốc thu ngân sách hơn 18.100 tỷ đồng, tăng 3% dự toán HĐND tỉnh giao. Mốc son này góp phần điểm tô thêm gam màu sáng cho bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Cùng doanh nghiệp Hà Tĩnh “vượt sóng”

Xác định doanh nghiệp là “bạn đồng hành”, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã trao cơ hội để doanh nhân chủ động thích ứng, mạnh dạn đầu tư, khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế.
Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.