Dựng cả giải đấu cricket giả ở Ấn Độ để lừa đảo cá độ

Một mạng lưới những kẻ lừa đảo qua mạng Internet vừa bị phát hiện do tạo ra cả một giải đấu cricket chuyên nghiệp giả mạo, với những thủ đoạn đánh lừa cực kỳ tinh vi.

Dựng cả giải đấu cricket giả ở Ấn Độ để lừa đảo cá độ

Hình ảnh được trích ra từ một đoạn video ghi hình giải đấu cricket được làm giả rất tinh vi. (Nguồn: Oddity Central)

Khi nói đến các trò gian lận cá độ, người Việt thường chỉ nhớ tới các đường dây lừa đảo liên quan tới bóng đá. Thế nhưng một vụ lừa đảo liên quan tới bộ môn cricket mới bị phát hiện gần đây tại thành phố Gujarat của Ấn Độ có thể khiến người ta ngã ngửa vì mức độ tinh vi.

Một nhóm tội phạm nằm dưới trướng "một ông trùm ở tại Nga” đã tạo ra phiên bản giả mạo của giải đấu cricket chuyên nghiệp IPL ở Ấn Độ. Những kẻ giả mạo cực kỳ tinh vi khi thuê nhiều nông dân và người thất nghiệp đóng giả các tuyển thủ của nhiều đội cricket nổi tiếng ở Ấn Độ như Super Kings (thành phố Chennai), Indians (thành phố Mumbai) hoặc Titans (thành phố Gujarat) trong các trận đấu được phát hình trực tiếp qua mạng xã hội video YouTube.

Mục tiêu mà các video này nhắm tới là những tay chơi cá cược ngờ nghệch ở Nga. Các trận đấu cricket trông giống y như thật, nhưng “tuyển thủ” trên sân thực tế chỉ đang hành động theo lệnh. Họ sẽ đánh các quả bóng ghi sáu điểm, bốn điểm hoặc đánh trượt theo chỉ đạo của bọn tội phạm.

Theo truyền thông Ấn Độ, nhóm tội phạm đứng sau vụ lừa đảo tài tình này đã thuê một cánh đồng ở vùng nông thôn ven Gujarat làm sân. Chúng làm đường biên, cắm cột đèn và bố trí lực lượng trọng trài mang bộ đàm liên lạc như trong các trận đấu IPL chính thức.

Tiếp đó, chúng thuyết phục nông dân địa phương và thanh niên thất nghiệp mặc áo đấu cricket của các đội IPL nổi tiếng. Mỗi trận đấu như thế, từng “tuyển thủ” được trả khoản phí 400 rupee (khoảng 117.000 VND).

Mọi trận đấu đều được tội phạm thuê các quay phim thể thao chuyên nghiệp ghi hình, với camera có độ phân giải cao. Thậm chí các video còn có hình ảnh đồ họa hiển thị điểm số thi đấu và bình luận viên (BLV) chuyên nghiệp với giọng nói rất giống của BLV nổi tiếng Ấn Độ, ông Harsha Bhogle.

Những kẻ lừa đảo sử dụng hiệu ứng âm thanh và tiếng ồn đám đông để tăng thêm tính chân thực. Chúng cũng chỉ đạo các quay phim thực hiện rất nhiều cảnh quay cận vào cầu thủ, và như thế sẽ che giấu được các phần đất trống của cánh đồng.

Tất cả các yếu tố này khiến người xem rất khó phát hiện rằng họ đang quan sát một trận đấu giả.

Dựng cả giải đấu cricket giả ở Ấn Độ để lừa đảo cá độ

Đa phần các cảnh quay đều là cảnh cận, khiến người xem khó phát hiện họ đang bị lừa. (Nguồn: Oddity Central)

Nếu loại trừ những yếu tố thực tế là giải đấu IPL thật đã kết thúc vào tháng 5 và gương mặt các tuyển thủ cricket trông đều khá xa lạ, thì sẽ rất khó để nhận ra các đoạn video được phát sóng trên kênh YouTube mang tên “IPL” là giả. Hiện mọi video trên kênh này đều đã bị xóa.

May mắn cho những kẻ lừa đảo là toàn bộ các video không nhắm tới khán giả Ấn Độ, những người sẽ nhanh chóng nhận thấy có điều gì đó sai trái đang xảy ra. Thay vì thế, nó nhắm tới những tay chơi cá độ ở Nga - các nạn nhân không hề biết rằng ngay sau khi họ đặt cược, kẻ cầm đầu đường dây lừa đảo sẽ ra chỉ thị cho tuyển thủ trên sân thực hiện các hoạt động nhất định để nhà cái luôn thắng.

Được biết giải IPL giả kể trên đang phát sóng các trận đấu ở vòng bán kết thì cảnh sát nhận được tin báo và can thiệp. Bốn người đàn ông Ấn Độ đã bị bắt vì liên quan đến trò lừa đảo này, trong khi kẻ chủ mưu vẫn nằm sau bức màn bí ẩn.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.