Đường hầm xuyên núi dài 1,2km được đào bằng tay suốt 5 năm

Một nhóm gồm 13 người đàn ông trong làng đã quyết định đào đường hầm xuyên núi bằng tay suốt 5 năm ròng rã để thông suốt lối đi từ làng với thế giới bên ngoài.

Khó lòng tưởng tượng một đường hầm xuyên núi dài 1250m nằm ở độ cao chênh vênh lại được đào thủ công bằng tay trong suốt 5 năm ròng rã.

Đó là câu chuyện hoàn toàn có thật của làng Quách Lượng, một ngôi làng nằm chênh vênh trên núi, được mệnh danh là “nơi nguy hiểm và hẻo lánh nhất” tại Trung Quốc.

Đường hầm xuyên núi dài 1,2km được đào bằng tay suốt 5 năm

Những dòng xe nối đuôi nhau đi qua đường hầm được đào bằng tay để thông thương giữa ngôi làng hẻo lánh với thế giới bên ngoài

Làng Quách Lượng vốn nằm sâu trong dãy núi Đại Hàng, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, là nơi ở suốt hàng trăm năm qua của nhóm nhỏ những người làm nông, sống gần như tách biệt với bên ngoài. Cách duy nhất để họ tiếp xúc với thế giới là con đường mòn gồm 720 bậc đá.

Đường hầm xuyên núi dài 1,2km được đào bằng tay suốt 5 năm

Khung cảnh hùng vỹ của những dãy núi bao quanh đường hầm đào bằng tay

Để khắc phục những thiếu thốn, năm 1972, nhóm 13 người đàn ông trong làng quyết định dùng tay không đào đường hầm xuyên núi, giúp thông thương đi lại. Sau 5 năm vất vả, đường hầm mang tên làng Quách Lượng hình thành, cao 5m, rộng 4m, chiều dài 1250m.

Nhờ đường hầm mở cửa từ tháng 5/1977 đến nay, việc đi lại trở nên bớt khó khăn. Cũng vì thế ngôi làng nhỏ bắt đầu có tiếng tăm và thu hút khách du lịch. Hiện trong làng vẫn còn lưu giữ 13 bức tượng tạc hình ảnh của 13 người đàn ông đã có công đào núi làm hầm.

Đường hầm xuyên núi dài 1,2km được đào bằng tay suốt 5 năm

Đường hầm sáng đèn khi đêm xuống

Đường hầm xuyên núi dài 1,2km được đào bằng tay suốt 5 năm

Du khách dừng chân giữa đường hầm, ghi lại khoảnh khắc hùng vỹ của núi rừng

Đường hầm xuyên núi dài 1,2km được đào bằng tay suốt 5 năm

Cận cảnh đường hầm xuyên núi

Theo dantri

Đọc thêm

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Sau ba thập kỷ luật pháp đảm bảo quyền đại diện bình đẳng cho phụ nữ trong hội đồng làng ở Ấn Độ, hiện tượng 'chồng trưởng làng' vẫn ngự trị. Nhưng những tiếng nói mới đây đang dần phá vỡ im lặng.
Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Thời gian vi diệu và đỏng đảnh, nhưng hoa cứ rực rỡ, tỏa hương, hoa cứ say đắm với chính sức lan tỏa của mình trước đã. Bởi mai này, biết đâu mưa gió rủi may bất ngờ ập đến…
2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

Ngôi nhà Đà Lạt kiểu xưa ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Trường Phổ thông Hermann Gmeiner là 2 địa điểm chụp ảnh gây chú ý ở Đà Lạt (Lâm Đồng) mùa phượng tím.
Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Cuối cùng, anh đã tìm được bông hoa thuần khiết này trên vùng núi cao. Anh đã say đắm hương sắc của nó. Anh muốn cùng em giữ ngọn lửa này để chúng ta sưởi ấm cho nhau. Phương ạ...
Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Nhìn lên tờ lịch mỏng, ngày tháng đã dần vợi đi ngay trước mắt. Tôi thu xếp nốt công việc. Giờ này ở quê chắc đang chộn rộn chuẩn bị những món hàng để ngày mai mang ra chợ phiên...
Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Lên bờ đi Rông. Đừng long bong đời mình với sóng nước thương hồ. Đời lênh đênh chấp chới nỗi nghiệt oan. Nội, rồi tía, rồi má, giờ đến Rông, đâu ai đi qua nỗi cơ cầu của sóng nước được...
Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

8 năm theo đuổi nghệ thuật cắm hoa Ikebana phái Vị Sinh Lưu - Mishoryu, nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng coi đó như một phép tu tập của mình. Mỗi bông hoa là một khí chất riêng biệt, dạy cho chị rất nhiều về thiên nhiên, vũ trụ.
Podcast tản văn: Trên bến sông quê

Podcast tản văn: Trên bến sông quê

Đứng trước dòng sông quê dịu dàng, tôi bỗng thấy lòng mình nhẹ tênh như chưa từng bon chen giữa phố thành vội vã, nghe trái tim bỗng rung lên những nhịp đập bồi hồi của thơ trẻ hôm qua...