EU cấm vận dầu Nga

EU thông qua gói trừng phạt thứ sáu nhằm vào Nga vì chiến dịch quân sự ở Ukraine, trong đó có lệnh cấm vận dầu.

Gói trừng phạt được Liên minh châu Âu (EU) thông qua hôm 3/6 sẽ dần loại bỏ việc nhập khẩu dầu thô của Nga qua đường biển trong 6 tháng tới và đối với nhập khẩu dầu tinh chế là trong 8 tháng. EU năm 2021 nhập khẩu khoảng 51,5 tỷ USD dầu thô Nga và 24,7 tỷ USD với sản phẩm dầu tinh chế từ nước này.

EU cho biết gói trừng phạt mới sẽ tạm thời miễn trừ cho các quốc gia châu Âu phụ thuộc vào dầu Nga qua đường ống, cho phép họ tiếp tục nhận dầu thô chuyển từ Nga. Tuy nhiên, các quốc gia được hưởng miễn trừ bị hạn chế bán lại dầu Nga cho bên thứ ba hoặc các nước châu Âu khác.

Bulgaria sẽ được phép nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu Nga bằng đường biển tới cuối năm 2024 do “yếu tố địa lý đặc thù”. Croatia được phép tiếp tục nhập khẩu dầu nhớt Nga, sản phẩm cần thiết cho các hoạt động của nhà máy lọc dầu nước này, đến cuối năm 2023.

EU cấm vận dầu Nga

Cơ sở khai thác ở mỏ dầu Vankorskoye phía bắc thành phố Krasnoyarsk, Nga tháng 3/2015. Ảnh: Reuters.

Biện pháp trừng phạt mới nhất của EU cũng cấm các nhà khai thác trong khối tài trợ hoặc đảm bảo vận chuyển dầu Nga tới các nước bên thứ ba.

“Điều này sẽ đặc biệt làm khó Nga trong việc tiếp tục xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu của họ tới phần còn lại của thế giới”, Hội đồng châu Âu khẳng định.

Các lãnh đạo EU hôm 30/5 đạt thỏa thuận về lệnh cấm vận Nga và sau đó gửi tài liệu về gói trừng phạt tới 27 nước thành viên để thông qua về mặt pháp lý. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Ursula von der Leyen cho biết lệnh trừng phạt sẽ “cắt giảm khoảng 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga tới EU vào cuối năm nay”.

Bộ Ngoại giao Nga hôm 2/6 ra tuyên bố cho rằng lệnh cấm dầu Nga của EU có thể gây mất ổn định thị trường năng lượng toàn cầu và là hành động “tự hủy” với liên minh này.

EU cấm vận dầu Nga

Mức độ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu của EU. Đồ họa: Visual Capitalist.

Theo Ngọc Ánh/VNE

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.