EU chỉ ra nguyên nhân khiến Afghanistan rơi vào tay Taliban

Các Bộ trưởng Quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) cho rằng tham nhũng lan rộng trong chính phủ và quân đội Afghanistan đã tạo điều kiện cho Taliban lên nắm quyền nhanh chóng.

EU chỉ ra nguyên nhân khiến Afghanistan rơi vào tay Taliban

Các quan chức Taliban trong cuộc họp báo tại sân bay Kabul, sau khi Mỹ hoàn tất việc rút quân và sơ tán công dân khỏi Afghanistan, ngày 31/8. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tại hội nghị không chính thức diễn ra ngày 2/9 ở Slovenia, quốc gia hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu, các Bộ trưởng Quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) cho rằng tham nhũng lan rộng trong chính phủ và quân đội Afghanistan đã tạo điều kiện cho Taliban lên nắm quyền nhanh chóng.

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Slovenia, Matej Tonin nói: “Chúng tôi tự hỏi mẫu số chung của các lực lượng vũ trang Afghanistan và các thể chế Afghanistan là gì, tại sao chúng lại sụp đổ nhanh chóng như vậy, và câu trả lời rất đơn giản: đó là vì tiền.”

Taliban đã đè bẹp lực lượng an ninh Afghanistan trong vòng vài tháng, chiếm lĩnh thủ đô nhanh hơn so với dự đoán của các đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO ).

Cựu Tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani đã chạy trốn ra nước ngoài khi lực lượng Taliban tiến sâu vào thủ đô Kabul và chính phủ sụp đổ.

Trong báo cáo quý công bố hôm 30/7, Tổng Thanh tra đặc biệt của Mỹ về tái thiết Afghanistan ước tính Washington đã chi gần 83 tỷ USD cho các lực lượng an ninh Afghanistan kể từ khi Mỹ bắt đầu tham chiến tại quốc gia này vào năm 2001.

Sau khi quân đội Afghanistan rút đi, nhiều thiết quân sự của Mỹ rơi vào tay lực lượng Taliban./.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.