F-16 Mỹ rơi do phi công bay lỗi

Truyền thông Nga vừa tiết lộ nguyên nhân bất ngờ khiến chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Mỹ rơi khi bay huấn luyện tại Đức hôm 8/10.

Sau một ngày điều tra về nguyên nhân dẫn đến vụ việc chiếc F-16 lao xuống đất gần căn cứ Không quân Spangdahlem ở Đức, các nhà điều tra đã đưa ra kết luạn ban đầu. Cụ thể, vụ tai nạn không liên quan gì đến yếu tố kỹ thuật của máy bay, nguyên nhân chính do phần lỗi thuộc về phiên phi công.

F-16 Mỹ rơi do phi công bay lỗi

Tiêm kích F-16.

Theo báo cáo, viên phi công đã cố gắng thực hiện bài bay với động tác khó và nguy hiểm mô phỏng tình huống không chiến với đối thủ. Nhưng do không làm chủ được tình huống dẫn đến mất điều khiển và không thể lấy lại được thăng bằng khiến chiếc F-16 lao xuống đất.

Rất may, viên phi công vẫn kịp thời bật ghế phóng và thoát khỏi máy bay an toàn. Chiếc F-16 gặp nạn (lúc 15h ngày 8/10 giờ địa phương) thuộc Phi đội tiêm kích số 480, không đoàn máy bay chiến đấu số 52.

Chiếc chiến đấu cơ bị rơi là một trong số ít tiêm kích F-16 thuộc phiên bản F-16V Viper được đánh giá mạnh ngang cả Su-35S. Đây là phiên bản hiện đại hóa với các công nghệ mới nhất nhằm giúp cho F-16 trở thành tiêm kích thế hệ 4,5.

Theo giới thiệu, F-16V Viper được trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) AN/APG-83 có độ tin cậy cao hơn nhiều, đi kèm tầm hoạt động xa gấp 2 lần con số 296 km của AN/APG-68.

Bên cạnh đó, các chùm tia điện tử được truyền đi trên nhiều tần số khác nhau sẽ khiến đối phương rất khó phát hiện cũng như thực hiện biện pháp gây nhiễu, giúp máy bay có thể bí mật tung đòn tấn công ở cự ly an toàn.

Ngoài khả năng mang tất cả các loại tên lửa, bom tiên tiến nhất, F-16V Viper còn được bổ sung pod ngắm bắn Sniper, nó sẽ tự động phát hiện, theo dõi mục tiêu cũng như cung cấp tọa độ GPS để dẫn đường cho vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm.

Hầu hết các thiết bị cơ điện trong buồng lái của F-16V đã được thay thế bởi một màn hình hiển thị đa năng do chi nhánh tại Mỹ của Elbit Systems sản xuất. Với trang bị trên, F-16V Viper có năng lực chiến đấu không thua gì những máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 hiện nay như Su-35 của Nga, JAS 39E/F của Thụy Điển hay Eurofighter Typhoon của châu Âu.

Theo Báo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.