Gần 2,5 triệu lao động ở 19 tỉnh thành, phố phía Nam phải ngừng việc

Đã có gần 2,5 triệu lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải ngừng việc, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc của cả nước, hơn 79.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Gần 2,5 triệu lao động ở 19 tỉnh thành, phố phía Nam phải ngừng việc

Anh Nguyễn Minh Tuân, nhân viên khách sạn Hải Yến ( TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) được nhận 3 tháng lương do đơn vị chi trả từ gói cho vay trả lương ngừng việc. (Ảnh: Thanh Vân/TTXVN)

Theo Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại các tỉnh phía Nam, tính đến ngày 28/8, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động và người lao động tự do tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam.

Đã có gần 2,5 triệu lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải ngừng việc, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc của cả nước. Tác động của dịch bệnh cũng khiến hơn 79.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh đạt kỷ lục trong giai đoạn 2016-2020 với hơn 23.000 doanh nghiệp, chiếm 29,1% doanh nghiệp của cả nước, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Điều này cũng khiến cho hơn 381.000 người lao động ở các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và 244.000 người làm việc tại các Khu chế xuất, Khu công nghiệp thành phố bị mất việc, ngừng việc.

Theo Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tại phía Nam hiện có 195 khu công nghiệp , 1 khu công nghệ cao với hơn 2,3 triệu người lao động; 97 cụm công nghiệp với gần 113.000 người lao động.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay đã có gần 50% doanh nghiệp dừng hoạt động để phòng, chống dịch hoặc thiếu các nguyên liệu sản xuất, gặp khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa.

Một nguyên nhân khác là hạ tầng của phần lớn các doanh nghiệp chỉ để phục vụ cho các hoạt động sản xuất nên khó bố trí thêm nơi ở, khu phòng chống dịch, do đó rất nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng vì không thể đáp ứng được tiêu chí “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 địa điểm.”

Thành phố Hồ Chí Minh cũng được ghi nhận là một trong 19 tỉnh, thành phố phía Nam có mức độ tạm dừng hoạt động sản xuất lớn khi chỉ còn khoảng 1.700 doanh nghiệp duy trì hoạt động, nhưng cũng chỉ vận hành 50% công suất do phải thực hiện giãn cách.

Trong số đó, có 540 doanh nghiệp tại các Khu chế xuất, Khu công nghiệp; Khu công nghệ cao thành phố cũng chỉ còn 52% số doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất…

Tương tự, tỉnh Bình Dương có hơn 1.800 doanh nghiệp trong khu công nghiệp, 65 doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp và khoảng 2.000 doanh nghiệp bên ngoài Khu công nghiệp đang duy trì được việc làm theo phương thức “3 tại chỗ” và “1 cung đường hai điểm đến.”

Tỉnh Đồng Nai có hơn 1.100 doanh nghiệp trong khu công nghiệp với hơn 136.700 người lao động và 118 doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp với hơn 12.000 người lao động đang duy trì việc làm theo quy định chung về phòng, chống dịch bệnh.

Thành phố Cần Thơ cũng chỉ còn 20/170 doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp với 2.300 lao động và có 52/920 doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp đang hoạt động với gần 2.400 người lao động đang duy trì việc làm theo phương thức “3 tại chỗ” và “1 cung đường 2 điểm đến” khiến cho hơn 60.000 người lao động phải tạm ngừng việc./.

Theo TTXVN/Vietnam+

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.