Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu xác định chỉ tiêu ứng với 5 khối truyền thống, không xác định chỉ tiêu các khối còn lại. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn tuyển sẽ dư ra khá nhiều và các trường dồi dào nguồn tuyển.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, khối A có số thí sinh đạt điểm ba môn thi cao nhất gồm 61 thí sinh đạt từ 28-29,5 điểm
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước có 559.429 lượt thí sinh có tổng điểm 3 môn từ điểm sàn trở lên (chia theo 5 khối thi truyền thống). Trong khi đó, cả nước có 420.354 chỉ tiêu tuyển sinh ĐH gồm 317.639 chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia; 102.615 chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả học bạ THPT.
Đối với xét tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia, tính theo các khối A, A1, B, C, D thì có 1.180.742 lượt thí sinh có tổng điểm ba môn thi từ 5,5 điểm trở lên.
Trong đó, có 581.313 lượt thí sinh đạt điểm ba môn dưới ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào; 599.429 lượt thí sinh có điểm thi đạt từ ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (15 điểm) trở lên. Cụ thể như sau:
+ Tổ hợp Toán, Vật lý, Hóa học (khối A) có 243.817 thí sinh, trong đó 178.746 thí sinh đạt 15 điểm trở lên (chiếm 73,25%).
+ Tổ hợp Toán, Hóa học, Sinh học (khối B) có 101.894 thí sinh, trong đó có 61.425 thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên (chiếm 60,22%).
+ Tổ hợp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (khối C) có 84.198 thí sinh, trong đó 45.980 thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên (chiếm 54,20%).
+ Tổ hợp Toán, Vật lý, Ngoại ngữ (khối A1) có 282.804 thí sinh, trong đó có 153.348 thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên (chiếm 54,17%).
+ Tổ hợp Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (khối D) có 468.029 thí sinh, trong đó có 159.960 thí sinh đạt từ 15 điểm trở lên (chiếm 34,10%).
Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, khối A có số thí sinh đạt điểm ba môn thi cao nhất gồm 61 thí sinh đạt từ 28-29,5 điểm;
Khối B có 42 thí sinh điểm thi cao nhất từ 28-29,25 điểm trở lên;
Khối C có 13 thí sinh đạt mức 27,75 - 28,5 điểm;
Khối A1 có 19 thí sinh đạt mức 27,75 - 29 điểm; khối D có 33 thí sinh đạt mức 27-28,25 điểm.