Gia đình 5 người ở Hà Tĩnh “đánh bại” COVID-19 như thế nào?

(Baohatinh.vn) - Sau 2 tháng chiến đấu với COVID-19 bằng tinh thần lạc quan và tuân thủ nghiêm chỉ dẫn của bác sỹ, 5 thành viên của gia đình chị Ngô Thị Hòa ở thôn Trung Hòa, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã chiến thắng dịch bệnh.

Gia đình 5 người ở Hà Tĩnh “đánh bại” COVID-19 như thế nào?

Cả 5 thành viên trong gia đình chị Hòa từng có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

"Ngày 3/6/2021, gia đình tôi gồm: 2 vợ chồng và 3 con nhỏ tắm nước ngọt tại bãi biển Xuân Hải (huyện Lộc Hà). Trước đó, 5 thành viên cũng từng tiếp xúc gần với anh P.C.C (anh rể) nên sau khi cơ quan chức năng ghi nhận anh C. là bệnh nhân 9117 vào sáng 8/6, tất cả chúng tôi trở thành F1 và được cách ly tại Trường Mầm non xã Tượng Sơn (Thạch Hà).

5 người nhanh chóng được lấy mẫu xét nghiệm và được sắp xếp ở chung 1 phòng. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy 1 ngày, chiều tối 8/6, nghe cán bộ y tế hướng dẫn tôi và 2 cháu lớn sắp xếp đồ đạc để lên Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thì tất cả bàng hoàng, rằng đã có 3/5 thành viên bị nhiễm COVID-19" - chị Hòa mở đầu câu chuyện.

Gia đình 5 người ở Hà Tĩnh “đánh bại” COVID-19 như thế nào?

Xe cứu thương đưa bệnh nhân đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Hai ngày sau (10/6), kết quả xét nghiệm của chồng chị Hòa là anh Phạm Quang Hân và con trai út lần lượt dương tính với virus SARS-CoV-2. Lúc này, cả gia đình “đoàn tụ” tại nơi không ai mong muốn - Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, cơ sở điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Những ngày đầu, cơ thể chị Hòa bắt đầu xuất hiện những cơn sốt nhẹ, mất vị giác kèm theo khó ngủ triền miên. Dưới sự hướng dẫn, điều trị của bác sĩ, mỗi ngày chị uống thuốc 2 lần; chủ yếu là Vitamin 3B, Vitamin C, Paracetamol, siro ho và các loại kháng sinh khác.

Cùng với việc tuân thủ giờ giấc sử dụng thuốc, chị cố ăn nhiều để tăng sức đề kháng, uống nhiều nước và không lạm dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, đến ngày 15/6, mọi thứ bắt đầu chuyển biến xấu, dấu hiệu khó thở ngày càng nhiều, chị Hòa hoàn toàn phải phụ thuộc thở oxy.

Gia đình 5 người ở Hà Tĩnh “đánh bại” COVID-19 như thế nào?

Gia đình chị Hòa trong những ngày điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Trong khi đó, chồng chị là người có sẵn bệnh nền (huyết áp cao) nên quá trình chống chọi với COVID-19 càng vất vả hơn gấp bội. Do các triệu chứng như: sốt cao trên 40 độ kèm ho nhiều, khó thở... xuất hiện với tần suất dày đặc khiến anh phải gắn liền với chiếc máy thở 24/24h. Virus SARS-CoV-2 khiến cơ thể anh bị tàn phá nhanh, không còn cảm nhận được vị giác, khứu giác; buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn; khó ngủ...

Đến đêm 17/6, diễn biến bệnh của vợ chồng anh chị trở nặng và được chuyển ra Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 tại Đông Anh (Hà Nội).

Sáng 18/6, vợ chồng chị Hòa được đưa vào Khoa Cấp cứu. Hai ngày tiếp theo, chị liên tục buồn nôn, cổ họng lúc nào cũng như có ngàn chiếc kim chặn lại, ăn hay uống đều đau nhói. Tuy nhiên, sang đến ngày thứ 3, sức khỏe chị có dấu hiệu hồi phục nên được chuyển lên Khoa Điều trị.

Lúc này, anh Hân vẫn hoàn toàn phụ thuộc thở máy. Sau 3 ngày ở Khoa Cấp cứu, anh được chuyển vào điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực. Sau 10 ngày thở máy hoàn toàn, sức khỏe của anh dần tiến triển, các triệu chứng như: mất ngủ, chán ăn, ho sốt thuyên giảm nên tiếp tục được chuyển về Khoa Điều trị. Lúc này, anh chị được sắp xếp ở cùng một phòng.

Buổi sáng, sau khi được bác sĩ đến thăm khám, đo huyết áp, đo nhiệt độ vào sáng sớm, anh chị thường xuyên súc nước muối, vận động cơ thể.

Ngoài ra, 2 vợ chồng được chụp XQ để kiểm tra tình trạng của phổi và được bác sĩ dặn dò theo dõi sức khỏe hằng ngày, vệ sinh, sát khuẩn thường xuyên, giữ khoảng cách.

Lúc rảnh rỗi, hai vợ chồng tranh thủ xem phim, đọc sách, dành thời gian gọi điện cho các con và người thân ở nhà; động viên, khích lệ mọi người rằng mình vẫn ổn.

Trong khi bố mẹ đang bước vào quãng thời gian khốc liệt nhất để chiến đấu với COVID-19, may mắn, cả 3 chị em Phạm Phương Giang, Phạm Phương Nhi và Phạm Quang Nam không xuất hiện quá nhiều triệu chứng.

Ngoài việc thực hiện nghiêm phác đồ điều trị mà bác sỹ và các nhân viên y tế đưa ra, 3 chị em luôn cố gắng duy trì vận động, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng, uống vitamin C, tăng cường lượng nước, ngủ đúng giờ. Quan trọng nhất, cả Giang, Nhi và Nam đều giữ tinh thần lạc quan, tâm lý thoải mái.

Gia đình 5 người ở Hà Tĩnh “đánh bại” COVID-19 như thế nào?

Đến nay, nhịp sống của gia đình chị Hòa đã bình thường trở lại.

Sau 1 tháng điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, 3 lần có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2, vợ chồng chị Hòa chính thức khỏi bệnh và được xuất viện. Trong khi đó, 3 cháu đã trở về nhà từ trước.

Gia đình 5 người ở Hà Tĩnh “đánh bại” COVID-19 như thế nào?

Sau khi điều trị bệnh trở về nhà, chị Hòa luôn dặn dò các thành viên rèn luyện thể dục

Gia đình 5 người ở Hà Tĩnh “đánh bại” COVID-19 như thế nào?

Có bệnh nền nên anh Phạm Quang Hân thường xuyên rèn luyện thể lực.

Tất cả 5 thành viên đều phải tuân thủ việc cách ly tại nhà 14 ngày và xét nghiệm cho kết quả âm tính thêm 2 lần nữa.

Sau 2 tháng điều trị, cách ly, nhịp sống trong gia đình chị Hòa đã bình thường trở lại. Anh chị không quên cảm ơn sự ủng hộ của người thân và bạn bè, hàng xóm, thậm chí những người không quen biết đã luôn động viên, cổ vũ tinh thần trong thời gian gia đình chị chiến đấu với COVID-19.

Gia đình 5 người ở Hà Tĩnh “đánh bại” COVID-19 như thế nào?

Giấy ra viện, kỷ niệm đáng nhớ về quãng thời gian chiến đấu với dịch bệnh COVID-19 của gia đình chị Hòa.

Đặc biệt, gia đình anh chị bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với cán bộ, y bác sĩ đã xét nghiệm, điều trị cho mình và người thân. "Đối với căn bệnh này, điều quan trọng nhất là phải luôn lạc quan, vững vàng tâm lý. Đặc biệt, chúng tôi không cô đơn khi đối mặt với dịch bệnh” - chị Hòa chia sẻ.

Trải qua bao khó khăn, các thành viên trong gia đình chị càng thêm quý trọng tới việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. Chị Hòa mong muốn, mọi người khi chẳng may nhiễm bệnh cần giữ cho mình một thái độ lạc quan và tuân thủ nghiêm chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, không nên lo lắng thái quá...

Gia đình 5 người ở Hà Tĩnh “đánh bại” COVID-19 như thế nào?

Cán bộ thôn Trung Hòa hướng dẫn gia đình chị Hòa các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Thạc sỹ - bác sỹ Nguyễn Văn Diệu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, từng tham gia điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh) cho biết: “Các bệnh nhân COVID-19 hầu hết trở nặng trong thời gian từ ngày 7 đến ngày 14. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh tại Hà Tĩnh đều vượt qua được. Nếu không tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 khác, nguy cơ tái dương tính gần như không xuất hiện. Như vậy, người bệnh sau khi khỏi bệnh, trở về nhà đều có thể yên tâm rằng cơ thể mình đã thực sự khỏe mạnh”.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.