Đối tượng đến tiệm vàng giả vờ hỏi mua vàng, lợi dụng sơ hở của chủ tiệm, sử dụng nhẫn giả rồi đánh tráo lấy chiếc nhẫn 3 chỉ vàng 24K.
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tiền Giang vừa phối hợp với Công an thành phố Mỹ Tho bắt quả tang Nguyễn Huỳnh Thanh Ngân (SN 2000, ngụ xã Đạo Thạnh) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo kết quả điều tra, ngày 9/10, Ngân đến tiệm vàng trên địa bàn phường 1 để giả vờ hỏi mua vàng. Ngân lợi dụng sơ hở của chủ tiệm vàng, sử dụng chiếc nhẫn giả rồi đánh tráo lấy chiếc nhẫn 3 chỉ vàng 24K. Chiếc nhẫn này, Ngân mang đến tiệm vàng ở phường 3 và bán được 24 triệu đồng.
Nguyễn Huỳnh Thanh Ngân đã qua mặt hàng loạt chủ tiệm với chiêu trò tráo vàng giả lấy vàng thật.
Sau đó, Ngân đến tiệm vàng khác để mua 3 chiếc vòng vàng thật, trị giá hơn 21 triệu đồng. Ngân tiếp tục giả vờ hỏi mua nhẫn rồi đánh tráo nhẫn giả lấy chiếc nhẫn 2 chỉ vàng thật. Ngân đem số vòng và nhẫn bằng vàng bán cho tiệm vàng khác thì bị bắt quả tang. Công an thành phố Mỹ Tho đã lập hồ sơ điều tra và cho gia đình bảo lãnh đối với Ngân, do đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Công an huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) cũng vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thanh Tiến (SN 1988) và Nguyễn Thị Anh Đào (SN 1996, cùng ngụ huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). Trước đó một số chủ tiệm vàng trên địa bàn trình báo có nhóm 2 đối tượng lạ mặt (1 nam, 1 nữ) cùng lúc đến tiệm vàng vào buổi trưa. Một đối tượng hỏi cầm 1 lượng vàng 24K, đối tượng còn lại chọn mua vàng.
Trong lúc giao dịch, đối tượng liên tục hối thúc cho lựa chọn nhiều loại nữ trang khác nhau. Nhân viên bán hàng phân tâm, kiểm tra vàng cầm cố không kỹ. Đến khi nhóm này rời đi, chủ tiệm kiểm tra lại mới phát hiện vàng đã nhận cầm cố là vàng giả được làm như thật. Điều tra, đến ngày 20/9, Công an huyện Trần Văn Thời bắt quả tang Tiến và Đào khi đang dàn dựng lừa đảo tại một tiệm vàng khác trên địa bàn.
Theo cơ quan Công an, việc cầm cố hoặc đánh tráo vàng giả để chiếm đoạt tài sản không mới nhưng các chủ cơ sở dễ rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo chuyên nghiệp. Cách đây không lâu, nhiều chủ tiệm vàng trên địa bàn huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) bị lừa đảo với thủ đoạn khá tinh vi. Các chủ tiệm vàng không hề hay biết bị lừa đảo. Công an huyện Trà Cú đến làm việc, chủ tiệm kiểm tra mới phát hiện nhiều sợi dây chuyền chỉ có 1 đoạn là vàng thật, phần còn lại là vàng giả (bạc mạ vàng).
Các chủ tiệm vàng thừa nhận không kiểm tra kỹ dây chuyền vàng cầm cố mà chỉ xem ký hiệu được đánh dấu ở đoạn nối của sợi dây chuyền, thấy ký hiệu của tiệm vàng có uy tín ở tỉnh Trà Vinh nên tin tưởng và thực hiện giao dịch. Quá trình điều tra cho thấy, Mã Thị Hồng Diệp (SN 1984, ngụ xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải) thường ghé vào tiệm vàng hỏi mua lắc tay.
Vài ngày sau, Diệp mang theo sợi dây chuyền vàng đến cầm cố, với số tiền từ 6 đến 10 triệu đồng. Chủ tiệm vàng thấy khách quen nên tin tưởng không kiểm tra vàng thật, giả mà chỉ xem ký hiệu trên sợi dây chuyền vàng rồi nhận cầm cố tài sản. Diệp 24 lần sử dụng thủ đoạn nối vàng giả và vàng thật rồi đem cầm cố chiếm đoạt hơn 170 triệu đồng của 4 tiệm vàng trên địa bàn huyện Trà Cú.
Với những quy định mới về thẩm quyền và sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ cơ sở, công tác xử lý vi phạm hành chính tại Hà Tĩnh được kỳ vọng sẽ ngày càng đi vào chiều sâu, minh bạch hơn.
Lợi dụng việc sắp xếp đơn vị hành chính, các đối tượng lừa đảo mạo danh các cơ quan quản lý nhà nước gọi điện hướng dẫn người dân truy cập đường dẫn hoặc cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo có chứa mã độc.
Trong quá trình tuần tra đảm bảo ANTT lúc rạng sáng, Công an xã Đức Thịnh (Hà Tĩnh) phát hiện 3 thanh niên điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, mang theo hung khí.
Các tòa án nhân dân (TAND) khu vực trên địa bàn Hà Tĩnh nhanh chóng thích nghi với mô hình mới; tích cực hướng dẫn, tư vấn cho đương sự quá trình giải quyết các vụ việc.
Chị Nguyễn Thị Yến Anh (phường Trần Phú, Hà Tĩnh) nhận được tin nhắn từ facebook Nguyễn Quang Kiên (trùng tên con trai), yêu cầu chuyển gấp số tiền 180 triệu đồng vào tài khoản ACB Bank.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự nâng gấp 2 lần hình phạt tiền với 24 tội danh, tập trung vào nhóm tội về hàng giả, môi trường, an toàn thực phẩm, tham nhũng...
Nguyễn Đình Hiếu - Trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Thương hiệu và Pháp luật cùng đồng phạm đã lừa đảo anh T.S.C, trú tại xã Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh tổng số tiền lên đến 1,2 tỷ đồng.
Người dân Hà Tĩnh tuyệt đối không nên đăng ảnh VNeID lên mạng sau khi cập nhật địa chỉ mới. Hành động này sẽ tạo cơ hội cho kẻ gian đánh cắp thông tin cá nhân và thực hiện các hành vi lừa đảo.
Cơ quan chức năng vừa có thông báo không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến tố giác Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam bán thịt heo bệnh ra thị trường.
Thói quen truy cập các trang web lậu vì tiện lợi, miễn phí vô tình tiếp tay cho quảng cáo độc hại hoành hành, trở thành mảnh đất màu mỡ cho nội dung bẩn và vi phạm bản quyền.
Để bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ tiềm ẩn trên không gian mạng, việc nâng cao cảnh giác và nhận diện sớm các thủ đoạn xâm hại là điều vô cùng cần thiết.
Người dân hoặc tổ chức có nhu cầu đăng ký xe ô tô, mô tô, xe máy chuyên dùng có thể được lựa chọn đăng ký xe tại Phòng CSGT hoặc bất cứ công an cấp xã nào trong địa bàn tỉnh, thành phố mà mình đang cư trú hoặc có trụ sở.
Mặc dù UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định đóng cửa 2 mỏ đá tại TX Hồng Lĩnh và Can Lộc, nhưng Công ty CP Tập đoàn công nghiệp VN1 vẫn xây dựng một số công trình trong phạm vi đóng cửa mỏ.
Theo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Hà Tĩnh, các công trình, cơ sở chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC mà đã đi vào hoạt động tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao.
Sáng 26/6, N.P.T.S lắp đặt các thiết bị điện tử, giấu kín trong người và đem theo 1 điện thoại thiết lập sẵn cuộc gọi thoại thông qua Facebook Messenger với B.T.Q vào phòng thi để thi môn Ngữ Văn.
Trạm biến áp Thượng nguồn Sông Trí tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) gặp sự cố, hư hỏng từ năm 2023 nhưng đến nay chưa được khắc phục khiến những người làm công tác vận hành hồ chứa gặp nhiều khó khăn.
Trong đợt cao điểm ra quân tổng kiểm soát phương tiện gắn thiết bị bơm, hút cát, sỏi, Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Thời gian gần đây, trên không gian mạng xuất hiện ngày càng nhiều hình ảnh do AI tạo ra. Tuy nhiên, không ít hình ảnh thể hiện sự thiếu thực tế, sai lệch về hành vi, hoặc lồng ghép các yếu tố phi logic, dễ gây hiểu nhầm cho người xem.
Theo cơ quan điều tra Công an Hà Tĩnh, để hợp thức nguồn gốc cát bất hợp pháp, các đối tượng thực hiện hành vi mua bán hóa đơn khống từ doanh nghiệp khác, lập chứng từ giả để qua mắt lực lượng chức năng.
Chiều 23/6, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn với 40 đối tượng, trong vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương TP Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa.
Nước hoa giả được vợ chồng Phát-Liên mua của các đối tượng nhập lậu từ nước ngoài về Việt Nam, sau đó, sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh đến các khách hàng tại nhiều tỉnh, thành phố.
Đợt cao điểm 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu hôn nhân tại Hà Tĩnh tạo sự thống nhất với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ giải quyết TTHC, cắt giảm thành phần hồ sơ.
Làm thêm dịp hè giúp các em học sinh Hà Tĩnh có thu nhập, tích lũy kinh nghiệm. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích ấy, việc làm thêm cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, nhất là khi các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật.