Giá vật liệu xây dựng “đến hẹn lại tăng” khiến người dân, doanh nghiệp Hà Tĩnh gặp khó

(Baohatinh.vn) - Những tháng đầu năm, giá vật liệu xây dựng liên tục tăng khiến không ít doanh nghiệp, người dân trên địa bàn Hà Tĩnh gặp khó khăn khi nhiều công trình rơi vào cảnh “đội” vốn.

Giá vật liệu xây dựng “đến hẹn lại tăng” khiến người dân, doanh nghiệp Hà Tĩnh gặp khó

Giá thép xây dựng từ đầu năm 2023 tới nay đã tăng hơn 1 triệu đồng/tấn.

Từ đầu năm 2023 tới nay, thị trường thép xây dựng đã tăng 4 lần liên tiếp. Đợt tăng gần đây nhất là chiều 7/2 với mức tăng 200 - 410.000 đồng/tấn (tùy từng sản phẩm và thương hiệu) so với ngày 31/1. Theo đó, giá thép bán lẻ trên thị trường hiện nay đang ở mức 17 - 18 triệu đồng/tấn.

Ông Nguyễn Xuân Sơn – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vận tải Viết Hải (Thạch Hà) thông tin: “Giá thép bán lẻ các loại hiện nay từ 17 - 18 triệu đồng/tấn. Từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép đã tăng hơn 1 triệu đồng/tấn. Đây không phải là giá cao nhất từ trước tới nay nhưng cũng khá cao. Theo tính toán, chỉ khi thép ở mức giá tầm 14 - 15 triệu đồng/tấn mới có thể ổn định hoạt động xây dựng. Năm nay, dự báo nhu cầu thị trường vật liệu xây dựng sẽ giảm trong khi giá thép tăng nên doanh nghiệp càng thêm khó khăn".

Giá vật liệu xây dựng “đến hẹn lại tăng” khiến người dân, doanh nghiệp Hà Tĩnh gặp khó

Giá vật liệu xây dựng tăng gây khó cho các doanh nghiệp xây dựng công trình.

Được biết, giá thép tăng liên tiếp ngay từ đầu năm, nguyên nhân chính là từ việc giá các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép như than, quặng sắt, thép phế, cuộn cán nóng... tăng cao.

Anh Thân Văn Thảo – cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Linh (xã Thạch Trị, Thạch Hà) cho biết: “Chúng tôi đang thi công 3 công trình. Dù giá thép hiện không phải đỉnh điểm nhưng cũng ở mức cao nên gây khó khăn cho công ty. Với các dự án đang thi công, có những công trình đấu thầu ở thời điểm giá thép thấp hơn nên chúng tôi phải bù lỗ”.

Giá vật liệu xây dựng “đến hẹn lại tăng” khiến người dân, doanh nghiệp Hà Tĩnh gặp khó

Thép là vật liệu xây dựng có mức giá biến động liên tục.

Đối với các chủ đầu tư, nhà thầu sử dụng khối lượng lớn sắt thép làm vật liệu xây dựng như Công ty CP Tập đoàn Hà Mỹ Hưng (xã Thạch Mỹ, Lộc Hà), việc giá thép liên tục “nhảy vọt” đã khiến doanh nghiệp lo lắng.

Ông Tô Huy Phương - Giám đốc công ty chia sẻ: “Sắp tới, chúng tôi khởi công 6 – 7 công trình ở nhiều địa phương. Giá thép hiện cao hơn thời điểm cuối năm 2022 nên chắc chắn các công trình sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí, những công trình quy mô lớn dự kiến “đội giá” từ vài trăm đến hàng tỷ đồng".

Giá vật liệu xây dựng “đến hẹn lại tăng” khiến người dân, doanh nghiệp Hà Tĩnh gặp khó

Thi công nhiều công trình lớn, Công ty CP Tập đoàn Hà Mỹ Hưng chịu nhiều ảnh hưởng khi giá thép liên tục tăng.

Ngoài ra, theo ghi nhận, giá thép tăng vào thời điểm nhiều công trình nhà dân bắt đầu vào mùa xây dựng cũng khiến người dân thêm khó khăn.

Ông Nguyễn Tuấn Huỳnh (xã Xuân Lộc, Can Lộc) không khỏi bồn chồn khi giá thép liên tục tăng. Ông Huỳnh cho biết: "So với thời điểm giữa đến cuối năm 2022, giá thép hiện nay tăng khá cao, tính ra chi phí sắt thép tăng thêm vài chục triệu đồng. Các loại khác như cát, gạch đá... cũng tăng dần khiến chi phí đội lên nhiều. Làm công trình nhà ở nên tôi phải cân đối, tính toán lại tất cả chi phí”.

Giá vật liệu xây dựng “đến hẹn lại tăng” khiến người dân, doanh nghiệp Hà Tĩnh gặp khó

Người dân thêm khó khăn vì chi phí xây dựng bị đẩy lên cao hơn so với tính toán ban đầu.

Theo anh Nguyễn Văn Chiến – chủ đại lý Hồng Chiến (TP Hà Tĩnh), không chỉ giá thép tăng mà các loại vật liệu xây dựng như cát, sỏi cũng đang có mức tăng giá nhẹ.

Theo đó, so với cuối năm 2022, giá cát đen để xây, trát dao động từ 150 - 180.000 đồng/m3, tăng khoảng 20 - 30.000 đồng/m3. Giá cát vàng dùng trộn bê tông dao động từ 580 - 650.000 đồng/m3, tăng khoảng 50.000 đồng/m3. Sỏi, đá dùng trộn bê tông có giá dao động từ 480 - 550.000 đồng/m3, tăng khoảng 40 - 60.000 đồng/m3 .

Giá vật liệu xây dựng “đến hẹn lại tăng” khiến người dân, doanh nghiệp Hà Tĩnh gặp khó

Các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng mong giá vật liệu ổn định thuận lợi kinh doanh.

Qua phân tích, giá cát, sỏi tăng hay giảm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tính thời điểm. Giá vật liệu xây dựng tăng dịp đầu năm là việc “đến hẹn lại lên” do nhu cầu xây dựng trong dân tăng lên.

Nhiều ý kiến cho rằng, với giá sắt thép có nhiều biến động ngay từ đầu năm, các nhà thầu xây dựng và người dân lo ngại giá sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Điều này sẽ gây thêm áp lực, khó khăn và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh lãi suất ngân hàng đang ở mức cao.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 140-1.000 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công thương - Tài chính.
Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Bật tăng

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Bật tăng

Giá vàng hôm nay 16/1/2025: Cùng chiều với giá vàng thế giới, vàng trong nước cũng tăng theo với mức tăng 200.000 đồng, hiện ở mức 84,8 triệu đồng/lượng.
Ngắm những chậu lan "khủng" đón Tết Ất Tỵ ở Hà Tĩnh

Ngắm những chậu lan "khủng" đón Tết Ất Tỵ ở Hà Tĩnh

Những chậu hoa lan hồ điệp Đà Lạt có giá từ vài triệu đồng đến hơn trăm triệu đồng được các nghệ nhân thiết kế, sáng tạo với kích thước "khủng", đa dạng nhằm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.