Leonardo da Vinci đưa lòng đỏ trứng vào tranh, để làm gì?

Theo nghiên cứu mới, các danh họa Leonardo da Vinci, Sandro Botticelli và Rembrandt đã dùng protein từ lòng đỏ trứng trong các tranh sơn dầu của họ.

Leonardo da Vinci đưa lòng đỏ trứng vào tranh, để làm gì?

Bức tranh “Madonna of the Carnation” của danh họa Leonardo Da Vinci - Ảnh: Joy of Museums Virtual Tours

Từ lâu, người ta đã phát hiện một lượng vết cặn protein trong các bức tranh sơn dầu cổ điển và chúng thường được cho là do nhiễm bẩn. Tuy nhiên, sau này các nhà nghiên cứu phát hiện đó là lòng đỏ trứng.

Một nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy việc đưa lòng đỏ trứng vào là có chủ ý.

Nghiên cứu cũng làm sáng tỏ kiến thức, kỹ thuật chế tạo vật liệu sơn của các danh họa cổ điển châu Âu thế kỷ XVI, XVII hoặc đầu thế kỷ XVIII.

“Kết quả của chúng tôi cho thấy ngay cả với một lượng rất nhỏ lòng đỏ trứng, có thể đạt được sự thay đổi đáng kinh ngạc về tính chất của sơn dầu", tác giả nghiên cứu, Ophélie Ranquet thuộc Viện công nghệ Karlsruhe ở Đức, cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã tái tạo quy trình tạo sơn bằng cách sử dụng bốn thành phần: lòng đỏ trứng, nước cất, dầu hạt lanh và bột màu, để trộn hai màu phổ biến và có ý nghĩa lịch sử là chì trắng và xanh lam.

Các phản ứng hóa học giữa dầu, sắc tố và protein trong lòng đỏ trứng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và độ nhớt của sơn.

“Ví dụ sắc tố trắng của chì khá nhạy cảm với độ ẩm, nhưng nếu bạn phủ lên nó một lớp protein, sẽ giúp nó có khả năng chống lại độ ẩm cao hơn rất nhiều, khiến sơn trở nên khá dễ sử dụng”, bà Ranquet nói.

Leonardo da Vinci đưa lòng đỏ trứng vào tranh, để làm gì?

Bức họa “The Lamentation Over the Dead Christ” (Than khóc bên xác Chúa) - Ảnh: Wikipedia

Mặt khác, nếu muốn một thứ gì đó trông cứng hơn mà không cần phải thêm nhiều bột màu, thì với một chút lòng đỏ trứng, có thể tạo ra một lớp sơn có độ cứng cao.

Bằng chứng trực tiếp về ảnh hưởng của lòng đỏ trứng trong sơn dầu, hoặc thiếu lòng đỏ trứng, có thể thấy trong bức “Madonna of the Carnation” (Đức Mẹ và hoa cẩm chướng) của danh họa Leonardo da Vinci, đang trưng bày tại Bảo tàng Alte Pinakothek ở Munich, Đức.

Tác phẩm cho thấy nếp nhăn xuất hiện trên khuôn mặt của nhân vật Mary và đứa trẻ.

“Sơn dầu bắt đầu khô từ bề mặt trở xuống, đó là lý do tại sao nó bị nhăn", Ranquet nói.

Nghiên cứu đã chỉ ra có thể tránh được hiệu ứng này khi thêm lòng đỏ trứng.

Vì nếp nhăn xuất hiện trong vòng vài ngày, nên có khả năng Leonardo kịp sửa chữa. Ông có thể đã bổ sung lòng đỏ trứng lên màu vẽ bức tranh.

Sau này, hầu hết tranh của Leonardo da Vinci đều có dấu vết protein của trứng.

Một bức tranh khác được quan sát trong quá trình nghiên cứu là “The Lamentation Over the Dead Christ” (Than khóc bên xác Chúa) của danh họa Botticelli, cũng được trưng bày tại Alte Pinakothek. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự hiện diện của protein lòng đỏ trứng trong tác phẩm này.

Bà Ranquet hy vọng những phát hiện ban đầu này có thể thu hút nhiều sự tò mò hơn đối với chủ đề còn ít được nghiên cứu này.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.