Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH theo tư tưởng Hồ Chí Minh

(Baohatinh.vn) - Lý luận và phương pháp cách mạng của Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc đã chấm dứt sự bế tắc của phong trào yêu nước, chống đế quốc thực dân và phong kiến những năm đầu của thế kỷ XX; tìm ra được mục tiêu và cách thức phát triển mới cho cách mạng Việt Nam mang tính thời đại.

giu vung muc tieu doc lap dan toc va cnxh theo tu tuong ho chi minh

Mục tiêu độc lập dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là nhất quán trong suốt quá trình cách mạng (ảnh internet)

Ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân ở tuổi 21, Nguyễn Ái Quốc đã chứng kiến bao cảnh bị áp bức và đau khổ của nhân loại, Người đã tiếp thu được tư tưởng của V.Lênin về quyền tự quyết của dân tộc, nhận rõ tầm vóc lịch sử của cách mạng Tháng Mười Nga (1917); vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để đề ra mục tiêu cách mạng “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đây là phát hiện mang tính thời đại, tìm ra quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Sáng tạo lớn và cũng là cống hiến vô giá của Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam và các dân tộc bị áp bức, đó là giải phóng để phát triển, giành độc lập và tiến theo con đường xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy và trước hết phải có đảng cách mạng chân chính, đảng “có chủ nghĩa làm nòng cốt”, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin.

Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam; lãnh đạo thành công cách mạng Tháng Tám 1945; khởi thảo và tuyên đọc “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra chế độ dân chủ cộng hòa ở Việt Nam; đưa nhân dân từ thân phận nô lệ trở thành người chủ, có quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc, đó là công lao vĩ đại của Hồ Chí Minh mãi mãi còn sáng chói trong lịch sử của dân tộc.

giu vung muc tieu doc lap dan toc va cnxh theo tu tuong ho chi minh

Tại căn cứ Việt Bắc, Người và các đồng chí lãnh đạo Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào cuối năm 1953.

Lời dặn dò của Hồ Chí Minh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập” là ý chí mãnh liệt của Người, cũng là ý chí sắt son của dân tộc. “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1945 còn vang vọng lời Người: “Quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (12/9/1946), Hồ Chí Minh đã nói tiếng nói của toàn dân tộc Việt Nam: “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. 20 năm sau, vào tháng 7/1966, trong lúc giặc Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh hòng hủy diệt miền Bắc, Người đã kêu gọi đồng bào cả nước hãy dũng cảm chiến đấu với kẻ thù, “Không có gì quý hơn độc lập tự do!”. Cả hai lời kêu gọi thiêng liêng đó, cùng với những tuyệt tác của Người như “Đường cách mệnh”, “Nhật ký trong tù”; “Di chúc”… tất cả đều nói lên tư tưởng chỉ đạo độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Mối quan hệ này đã được Người lý giải rất giản đơn: “Chúng ta giành được độc lập tự do rồi mà dân cứ phải chịu đói rét, thì tự do độc lập cũng chẳng làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.

Quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta đã chứng minh hùng hồn rằng độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và cũng chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội thì mới thực sự có độc lập cho Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Đây cũng là ngọn cờ vẫy gọi và soi sáng cho cách mạng nước ta vượt mọi khó khăn thử thách. Sau phong trào Xô -viết năm 1930-1931, mặc dầu bị địch đàn áp đẫm máu nhưng những người chiến sỹ cộng sản và quần chúng nhân dân vẫn tin tưởng vào ngọn cờ đấu tranh đó để làm nên Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, rồi chiến thắng “hai đế quốc to”, giành độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, cách mạng Việt Nam vẫn đứng vững; không những thế, Đảng ta đã tìm ra được đường lối đổi mới, vượt qua thử thách hiểm nguy và kiên định tiến bước trên con đường độc lập dân tộc gắn liền với xây dựng chủ nghĩa xã hội.

giu vung muc tieu doc lap dan toc va cnxh theo tu tuong ho chi minh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng trao giấy chứng nhận cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh

Để giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, theo lời dạy của Hồ Chí Minh phải hết sức quan tâm đến đổi mới và chỉnh đốn Đảng, làm sao cho Đảng thực sự là điều kiện tiên quyết trong việc giữ vững nền độc lập và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực sự là lương tâm, trí tuệ, danh dự của dân tộc, thực sự “là đạo đức, là văn minh”.

Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là phải thường xuyên nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở đó phát huy chủ nghĩa yêu nước chân chính, tinh thần độc lập tự chủ với việc tiếp thu sáng tạo những thành tựu mới của nhân loại trên các lĩnh vực, vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam để đề ra đường lối đổi mới đúng đắn, theo nguyên tắc mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay phải hết sức quan tâm đến mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế và văn hóa. Đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nhưng phải đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước. Tăng cường kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái; giữ gìn và phát huy bản sắc con người và văn hóa Việt Nam như Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra.

Để giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cần hết sức coi trọng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà cốt lõi là xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nhà nước của dân, do dân, vì dân chứ không phải “đứng trên dân”. Xử lý nghiêm minh đối với những tệ tham nhũng, lãng phí, bệnh quan liêu, vô cảm của bộ máy Đảng và Nhà nước. Giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Đảng làm cơ sở cho đại đoàn kết toàn dân. Quan tâm đến quốc phòng, an ninh, chủ động đối phó với mọi tình huống. Giữ vững ổn định chính trị từ gốc, từ bên trong; hết sức cảnh giác và lên án những luận điệu, những hành vi chống phá, với thủ đoạn “tự diễn biến hòa bình” của kẻ địch.

Mục tiêu độc lập dân tộc được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là nhất quán trong suốt quá trình cách mạng. Dẫu biết trong điều kiện hiện nay còn muôn vàn khó khăn thách thức, nhưng từ lý luận và thực tiễn cách mạng có đủ cơ sở để cán bộ, đảng viên và toàn dân ta tin tưởng vào con đường đã chọn, được Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.