Gửi lời chào lớp Một: thơ của ai?

Cư dân mạng cho rằng bài thơ Gửi lời chào lớp Một trong sách Tiếng Việt lớp 1 (tập 2 - NXB Giáo Dục) giống với một bài hát thiếu nhi Nga.

Gửi lời chào lớp Một: thơ của ai? ảnh 1

Bài thơ Gửi lời chào lớp Một trong sách Tiếng Việt lớp 1 hiện hành - Ảnh: Thuận Thắng

Nghi vấn “cầm nhầm” thơ trong sách giáo khoa (SGK) đang đặt ra nhiều câu hỏi cần giải đáp.

Lớp Một ơi! Lớp Một! Đón em vào năm trước Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước...

Đã có biết bao thế hệ học sinh đi qua thời lớp 1 thuộc làu ít nhất là một đoạn trong bài thơ này. Những câu thơ cứ ngân nga như một thời thơ ấu tràn đầy kỷ niệm với bảng đen, bàn ghế, thầy cô, bút mực...

Mỗi lần sửa là rớt chữ ?

Ở SGK Tiếng Việt lớp 1 (tập 2) dưới bài thơ ghi tên tác giả là Hữu Tưởng. Người đưa nghi vấn đầu tiên về tác giả là nickname Tran Trung.

Trên trang cá nhân của mình, Tran Trung chia sẻ: “Internet thật là tuyệt! Nhờ nó mà tình cờ mình biết được bài thơ quen thuộc một thời Gửi lời chào lớp Một là lời bài hát trong bộ phim Liên Xô (cũ) Maruxia đi học, sản xuất năm 1948”.

Những độc giả khác truy tìm trên mạng thì thấy quả kịch bản của phim Maruxia đi học này có lời bài hát Nga tựa như bài thơ Gửi lời chào lớp Một trong SGK. Dòng trạng thái này của Tran Trung được nhiều bạn bè, cư dân mạng chia sẻ với nhiều câu hỏi.

Nickname Uyên Thảo Trần Lê cung cấp thêm thông tin: “Bài thơ này tôi nhớ học từ năm lớp 1 cách đây 50 năm, khi ấy người ta ghi là phỏng thơ”. Nickname Mai Anh cũng viết: “Bài này hồi mình học năm 1970 đã biết là của Nga mà”.

Qua tìm hiểu, được biết sau năm 1975, SGK lớp 1 có hai lần được sửa chữa. Lần chỉnh sửa thứ nhất là năm 1979, xuất bản năm 1981. Lần chỉnh lý thứ hai là năm 1989, xuất bản năm 1994. Sách Tiếng Việt lớp 1 được lưu hành hiện nay dựa trên bản chỉnh lý năm 1994.

Gửi lời chào lớp Một: thơ của ai? ảnh 2

Sách Tập đọc năm 1981 ghi chú ở phần tác giả bài thơ là "Theo Hữu Tưởng" - Ảnh: ThS Trần Mạnh Hưởng cung cấp

Trách nhiệm của người biên soạn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đặng Thị Lanh, chủ biên của sách Tiếng Việt lớp 1 hiện hành, cho biết bản chỉnh lý sách Tiếng Việt lớp 1 năm 1994 dựa trên sách Tập đọc lớp 1 xuất bản năm 1981.

Lúc đó, sách vẫn đề tác giả bài thơ Gửi lời chào lớp Một là “theo Hữu Tưởng”. Còn với những bản gốc trước năm 1981, bà Lanh cho hay bà cũng không biết nên chưa có cơ hội đối chiếu.

“Tôi cũng không biết tác giả Hữu Tưởng là ai. Khi làm sách thì chúng tôi không thể gặp từng tác giả một. Chúng tôi chỉ trích lại theo nguồn (năm 1981) mà thôi” - bà Lanh nói.

Thạc sĩ Trần Mạnh Hưởng - người cùng tác giả Nguyễn Có được giao chỉnh lý sách Tiếng Việt lớp 1 năm 1989 - cũng xác nhận bài thơ Gửi lời chào lớp Một trong quyển Tiếng Việt lớp 1 hiện hành được trích lại từ sách Tập đọc lớp 1 năm 1981, ghi tác giả bài thơ là “theo Hữu Tưởng”, còn bản hiện hành để tên tác giả là Hữu Tưởng.

Theo ông Đào Duy Mẫn - nguyên phó vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, một đồng nghiệp cũ của ông Hữu Tưởng - thì ông Hữu Tưởng tên thật là Nguyễn Hữu Tưởng, nguyên viện phó Viện Khoa học - giáo dục trước đây, đã mất vào những năm 1980. Theo đánh giá của ông Mẫn thì tác giả Hữu Tưởng là một đồng nghiệp rất uy tín.

Như vậy, xung quanh tác giả bài thơ Gửi lời chào lớp Một đã có nhiều thông tin lẫn lộn - học sinh thuộc những năm 1970 cho biết bài thơ được phỏng theo một ca khúc Nga, học sinh từ năm 1981 đến nay hiểu là thơ của Hữu Tưởng.

Để giải quyết sự không rõ ràng này, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Người làm sách cần phải tra cứu lại những bản sách trước sách Tập đọc năm 1981, xem lại bài thơ có giống như bài hát Nga đã nói không. Nếu có, cần phải chú thích lại cho rõ”.

Thiết nghĩ đó là việc những người biên soạn cần làm cho một tác phẩm được đưa vào SGK.

Tạm dịch nghĩa lời bài hát tiếng Nga trong bộ phim Maruxia đi học (http://vault.exmachina.ru/1class/chapters/13/)

1/ Lớp một! Lần đầu tiên Năm ngoái đón chúng em Giờ chuyển sang lớp hai Chúng em chào lớp một.

2/ Phấn, bảng, tranh, bản đồ/ Cũng cùng em lên lớp/ Bàn học cũng cao hơn Như cùng em khôn lớn.

3/ Chúng em mến thương nhau/ Vì bạn em vững vàng/ Và cùng em bạn cũng Chuyển lên vào lớp hai.

4/ Còn cô giáo thì sao Chẳng lẽ bỏ rơi em? Không, cùng em cô giáo Cũng chuyển vào lớp hai.

5/ Và như thế đường vui Đều chân trong đội ngũ Cùng với lớp, với trường Cùng cả nước thân thương.

6/ Lớp một!/ Lần đầu tiên Năm ngoái đón chúng em Giờ chuyển sang lớp hai Chúng em chào lớp một.

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...