Hà Huy Tập với những tìm tòi lý luận về Đảng và xây dựng Đảng

(Baohatinh.vn) - Trong các nhà lý luận của Đảng ta, đồng chí Hà Huy Tập nổi lên như một ngôi sao sáng. Bằng di sản lý luận để lại, Hà Huy Tập đã góp phần thúc đẩy sự vận dụng thiết thực lý luận Mác - Lê-nin, nhất là những vấn đề liên quan đến Đảng, xây dựng Đảng vô sản kiểu mới trong điều kiện cụ thể Việt Nam, Đông Dương, làm giàu có, phong phú tầm vóc, trí tuệ của Đảng và dân tộc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hoa tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Hà Huy Tập (tháng 4/2014).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dâng hoa tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Hà Huy Tập (tháng 4/2014).

Hà Huy Tập sinh ra và lớn lên vào thời khắc lịch sử đòi hỏi người lãnh đạo phải nhận thức, suy nghĩ, lý tính phải mạnh bạo và sáng tạo. Các tác phẩm, bài viết của đồng chí Hà Huy Tập tuy cách đây đã hơn 7 thập kỷ, nhưng đến nay, khi đọc những văn kiện này vẫn thấy rạo rực không khí cách mạng, toát lên tinh thần đấu tranh cương quyết, mạnh mẽ, tầm hiểu biết rộng lớn trên nhiều lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị...; nhưng trên hết là ý thức trách nhiệm cao của một lãnh tụ Đảng đầy bản lĩnh.

Trong nhiều văn kiện khác do Tổng Bí thư soạn thảo (báo cáo, nghị quyết, thư gửi...), người đọc thấy hành văn chính luận chặt chẽ, lôgíc biện chứng, thể hiện tư duy lý luận sắc sảo khi phân tích, lý giải những vấn đề lịch sử, chính trị. Mặt khác, qua các bài viết, tác phẩm, cũng thể hiện rõ quan điểm cách mạng triệt để, tính đảng, tính giai cấp và lập trường cách mạng kiên quyết của Tổng Bí thư Hà Huy Tập - thông qua việc lên án, vạch mặt bọn Tờ-rốt-kít - những phần tử cơ hội giả danh cách mạng.

Các tác phẩm, văn kiện mà Tổng Bí thư Hà Huy Tập để lại vừa mang dấu ấn của một lãnh tụ hết lòng vì dân tộc, vì đất nước, đồng thời, phản ánh những vấn đề lý luận về đường lối, chính sách của Đảng trong quá trình phát triển ở một thời kỳ lịch sử. Với nhiều ý nghĩa, các tác phẩm của Tổng Bí thư Hà Huy Tập là một di sản văn hóa của Đảng, của dân tộc ta, chẳng những góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lịch sử lúc bấy giờ mà còn là nguồn tư liệu vô cùng quý báu phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Từ di sản lý luận của Hà Huy Tập, nổi lên một số khía cạnh, đặc trưng rất đáng được nghiên cứu theo chiều sâu để có thể rút ra các bài học cần thiết cho công tác lý luận hiện nay.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao bằng khen cho những tập thể có bài thi xuất sắc cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Hà Huy Tập.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao bằng khen cho những tập thể có bài thi xuất sắc cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Hà Huy Tập.

Hà Huy Tập là người quan sát tốt và nghiên cứu giỏi. Hà Huy Tập đã gắn bó và tạo mối liên hệ giữa lý luận Mác - Lê-nin với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Lý luận và thực tiễn đó luôn luôn tác động vào nhau. Trong sự gắn bó và mối liên hệ này, Hà Huy Tập luôn luôn xem thực tiễn của cách mạng Việt Nam, cách mạng Đông Dương là yếu tố quyết định và lý luận Mác - Lê-nin mang tính chất vạch phương hướng.

Nội dung lý luận chính trị mà Hà Huy Tập quán triệt là vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Ông nhận thức sâu sắc chỉ có tham gia tích cực cuộc đấu tranh giai cấp, giai cấp công nhân mới có được ý thức giai cấp rõ rệt của mình. Đảng Cộng sản đóng vai trò to lớn trong lãnh đạo cuộc đấu tranh giai cấp. Chỉ có cuộc đấu tranh triệt để của nhân dân lao động chống sự thống trị của chủ nghĩa tư bản mới dẫn đến cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lật đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng một xã hội mới, độc lập dân tộc, mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Hà Huy Tập nhận thức rằng, vấn đề đấu tranh giai cấp là một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Nếu tách khỏi cuộc đấu tranh giai cấp thì chủ nghĩa xã hội chỉ là một câu nói suông, hay là một giấc mơ về sự tốt đẹp. Nhận thức này thể hiện sự vững vàng về lập trường tư tưởng của Hà Huy Tập, nhưng phần nào lại rơi vào tư tưởng “tả” khuynh, khi ông không đặt vấn đề giai cấp phải gắn với vấn đề dân tộc. Đấu tranh giai cấp riêng rẽ sẽ bị đơn độc và cuộc đấu tranh ấy rất khó giành được thắng lợi cuối cùng.

Một mảng lý luận mà Hà Huy Tập thường sử dụng là lý luận - lịch sử. Lý luận - lịch sử chính là lý luận gắn với thực tiễn, gắn với cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Hà Huy Tập nhấn mạnh đến vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân Đông Dương sau khi chính đảng của giai cấp công nhân ra đời. Nguyên nhân dẫn đến những thắng lợi đó, trước hết là do có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Sự lãnh đạo của Đảng đã chuyển biến trong phong trào công nhân Đông Dương, từ tự phát sang tự giác. Mỗi cuộc đấu tranh thường làm ngòi nổ cho những cuộc đấu tranh khác. Những thắng lợi bộ phận ở trong một nhà máy, xưởng công nghiệp thường là khởi điểm cho một loạt những cuộc đấu tranh khác, là niềm cổ vũ và niềm kiêu hãnh thúc đẩy mọi người vùng lên đấu tranh.

Hà Huy Tập đề cập đến công tác xây dựng Đảng trên nhiều mặt: tư tưởng, chính trị, tổ chức gắn liền với cán bộ, đảng viên. Đồng chí có thái độ kiên quyết, không khoan nhượng với bất kỳ biểu hiện xu thời, cơ hội, xét lại nào về tư tưởng trong nội bộ Đảng.

Bằng sự phân tích sâu sắc, Hà Huy Tập nêu bật vai trò to lớn và tinh thần trách nhiệm cao của các ủy viên Trung ương Đảng. Họ đã hoạt động trong sự khủng bố rất ác liệt của địch. Cái chết kề bên, nhưng họ vẫn vững vàng trước mọi thử thách. Họ đều là những người có bản lĩnh chính trị, gan vàng, dạ sắt. Tuy nhiên, hầu hết các ủy viên Trung ương lúc này đã bị bắt, bị giết, cho nên Ban Chấp hành Trung ương Đảng không lãnh đạo được toàn bộ phong trào cách mạng trong cả nước. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó, các tổ chức cộng sản ở các địa phương vẫn kiên trì lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Trong đấu tranh, đảng viên cộng sản đóng vai trò nòng cốt. Họ là những người khởi xướng những cuộc bãi công và biểu tình. Họ đã diễn thuyết trong các cuộc bãi công và đi đầu trong các cuộc biểu tình, nêu tấm gương trước quần chúng. Chính họ là cốt cán trong các đoàn cảm tử xông lên phía trước, mặt đối mặt với kẻ thù, không sợ đầu rơi, máu chảy. Về lý luận đấu tranh, Hà Huy Tập phân tích, Đảng đã dựa vào lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà phát triển lên cho phù hợp với hoàn cảnh của tình hình Đông Dương.

Lý luận mở đường chỉ lối. Thực tiễn bám sát phong trào. Qua thực tiễn đấu tranh, Đảng rút kinh nghiệm, tổng kết thành lý luận. Vấn đề nổi trội là từ đấu tranh kinh tế, thể hiện qua các cuộc bãi công, đã chuyển sang đấu tranh chính trị. Khi chuyển sang đấu tranh chính trị, Đảng đã biết đưa quần chúng lao động đến một trình độ đấu tranh cao hơn trước kia. Nói chung, phong trào công nhân đã đem lại nhiều bài học phong phú cho Đảng ta. Qua đấu tranh, Đảng đã phát triển mạnh mẽ trong nhân dân lao động.

Bên cạnh phong trào công nhân, phong trào nông dân cũng nổi lên mạnh mẽ. Bằng sự quan sát tinh vi, Hà Huy Tập luận chứng rằng, trong quá trình đấu tranh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cũng như giai cấp công nhân, giai cấp nông dân đã chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, làm cơ sở cho sự phát triển sâu rộng của Đảng.

Hà Huy Tập đặc biệt coi trọng tổng kết lý luận. Với đồng chí, bất cứ một diễn biến nào xảy ra trong Đảng, bất cứ một diễn biến nào xảy ra trong cuộc đấu tranh cách mạng cũng đều phải rút ra những kinh nghiệm và đều phải có tổng kết nghiêm túc. Hà Huy Tập cho rằng, thực tiễn đấu tranh cách mạng nhất định phải được tổng kết bằng lý luận cách mạng.

Với những kết quả nghiên cứu lý luận, Hà Huy Tập tỏ rõ năng lực của một nhà chính luận xuất sắc. Bút pháp lý luận của đồng chí sắc nhọn, phê phán trực diện, nhận định trực diện, lối viết không vòng vo.

Mặc dù có những hạn chế do tầm nhìn, lý giải các hiện tượng lịch sử gắn với bối cảnh đặc thù, nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là những cống hiến của Hà Huy Tập trong nghiên cứu lý luận, thể hiện trong các tác phẩm chính luận, văn kiện của Đảng do đồng chí soạn thảo. Những tìm tòi sáng tạo lý luận của Hà Huy Tập giúp cho Đảng ta đủ dũng khí, bản lĩnh thích ứng, biến hóa tìm tòi phương thức tổ chức, lãnh đạo gắn với sự xoay chuyển của thời cuộc nhằm tiếp tục đưa cách mạng tiến lên.

Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và Các lãnh tụ của Đảng

Chủ đề 110 NĂM NGÀY SINH TỔNG BÍ THƯ HÀ HUY TẬP

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.