Hà Nội yêu cầu đeo khẩu trang tại nơi đông người

Chính quyền TP Hà Nội yêu cầu người sử dụng phương tiện công cộng, người làm việc tại các siêu thị, rạp chiếu phim, quán bar, vũ trường đeo khẩu trang.

Trước bối cảnh số ca Covid-19 trên địa bàn tăng nhanh, tối 18/4 UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang theo hướng dẫn ngày 6/9/2022 của Bộ Y tế. Cụ thể, trên phương tiện giao thông công cộng, hành khách, tài xế, nhân viên phục vụ phải đeo khẩu trang.

Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, quy định bắt buộc đeo khẩu trang áp dụng với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

Ở một số không gian kín như quán bar, vũ trường, karaoke, cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp, phòng tập thể hình, nhà hàng, rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động bắt buộc đeo khẩu trang.

Tại các cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện đông người, nhân viên phục vụ, người quản lý và người tham dự cũng phải đeo khẩu trang.

Hà Nội yêu cầu đeo khẩu trang tại nơi đông người

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Hà Nội, tháng 1/2023. Ảnh: Ngọc Thành

Thành phố yêu cầu các cơ quan không mất cảnh giác, nắm bắt tình hình dịch bệnh để có phương án kịp thời; đẩy mạnh tiêm chủng, tăng tỷ lệ bao phủ vaccine; tăng cường kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19 đối với cơ sở kinh doanh, tổ chức sự kiện, dịch vụ.

Sở Y tế Hà Nội được giao tăng cường biện pháp phòng, chống dịch tại trường học, cửa khẩu, cơ sở y tế; đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, hướng dẫn tạm thời của Bộ Y tế.

Sở Y tế cũng rà soát, cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 theo nguyên tắc 4 tại chỗ; phân công số giường; nhân lực để theo dõi điều trị; chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân.

5 ngày qua, Hà Nội ghi nhận số ca nhiễm cao nhất cả nước, trung bình 96 ca/ngày, trong đó 30-50 ca nhập viện chủ yếu là người cao tuổi, mắc bệnh lý nền, còn lại được điều trị tại nhà. 566 bệnh nhân đang được điều trị ở các cơ sở y tế, trong đó 27 ca nặng phải thở ôxy qua kính hoặc mặt nạ, 2 bệnh nhân thở máy.

Theo Sơn Hà/VNE

Đọc thêm

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.
Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Với nhiều chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh thực sự là động lực thúc đẩy công tác dân số trên địa bàn Hà Tĩnh phát huy hiệu quả.
Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Thông qua triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" tại Hà Tĩnh, người dân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà Đại danh y để lại.
 Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Hơn 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo đã được hỗ trợ phẫu thuật tim và mắt từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh với tổng kinh phí hơn 8,2 tỷ đồng.