Hà Tĩnh chi viện sức người, sức của cho các mặt trận

(Baohatinh.vn) - Trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hà Tĩnh là vùng tự do, là hậu phương lớn của các chiến trường. Đặc biệt, kể từ ngày tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ, người dân Hà Tĩnh đã dốc toàn bộ sức lực chi viện cho các mặt trận, góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến 19/12 (1946-2016):

Hành động đánh phá ác liệt của địch trên địa bàn tỉnh đã gây ra những tổn thất to lớn về người và của cho nhân dân Hà Tĩnh, song chúng càng làm tăng thêm lòng căm thù, làm cho tinh thần kháng chiến của nhân dân ta càng lên cao. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào xung phong vào bộ đội của người dân Hà Tĩnh ngày một sôi nổi. Khắp các địa phương từ miền ngược đến miền xuôi, đồng bào lương cũng như giáo đã cố gắng đóng góp nhiều nhất số người nhập ngũ trong các đợt tuyển quân. Thời gian này, việc động viên con em lên đường nhập ngũ đã trở thành ý thức thường trực và niềm tự hào của mỗi một người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

ha tinh chi vien suc nguoi suc cua cho cac mat tran

Dân công hỏa tuyến chở hàng chi viện cho Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Cuộc kháng chiến ngày càng ác liệt, để đáp ứng yêu cầu của các chiến trường, ngày 19/8/1949, Hà Tĩnh đã mở “Đại hội tòng quân” trên phạm vi toàn tỉnh. Theo đó, các tầng lớp nhân dân trên khắp các địa bàn đã nhiệt liệt hưởng ứng, trở thành một “cơn lốc” tòng quân mạnh mẽ. Kết quả, chỉ một mùa tòng quân năm 1949, cả tỉnh đã có trên 5 vạn người ghi tên tình nguyện đi bộ đội. Tiêu biểu như huyện Can Lộc có đến 7.400 thanh niên, trong đó, xã Hồng Yến (nay là xã Hồng Lộc) đã đạt con số cao nhất tỉnh với 1.112 người.

Phong trào xung phong tòng quân không chỉ sôi nổi trong các tầng lớp thanh niên nông thôn mà còn cả trong hàng ngũ CBCNV, cơ quan, xí nghiệp. Nhiều cơ quan, xí nghiệp có tỷ lệ số người đăng ký tòng quân đạt 85-100%. Đây là cơ sở để số thanh niên tỉnh ta nhập ngũ ngày càng tăng. Chỉ tính từ cuối năm 1949 đến giữa năm 1950, toàn tỉnh đã có 12.000 thanh niên nhập ngũ bổ sung cho các chiến trường. Quan trọng hơn, qua mỗi đợt tuyển quân, tinh thần xung phong tòng quân lại được nâng lên một bước; thanh niên trong tỉnh đã hăng hái thi đua, thu xếp công việc để sớm được đứng vào hàng ngũ quân đội tham gia chiến đấu giết giặc lập công.

Từ sau năm 1950, phong trào tòng quân trên địa bàn toàn tỉnh đã thực sự rầm rộ. Nhà nhà thi đua, cơ quan này thi đua với cơ quan khác, địa phương này thi đua với địa phương khác về số người lên đường nhập ngũ. Theo đó, hàng vạn thanh niên Hà Tĩnh tiếp bước nhau lên đường ra tiền tuyến, tham gia chiến đấu trong các chiến dịch Hòa Bình, Tây Bắc và Điện Biên Phủ. Trên các chiến trường, con em Hà Tĩnh đã nỗ lực học tập, rèn luyện và nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, quyết sát cánh cùng đồng đội tiêu diệt kẻ thù.

Hàng ngàn con em Hà Tĩnh đã chiến đấu quật cường, nhiều người đã anh dũng ngã xuống, hoặc bỏ lại một phần máu thịt của mình trên các chiến trường cho đất nước nở hoa độc lập. Trong đó có những người đã trở thành Anh hùng LLVT như: Phan Đình Giót (Cẩm Quan, Cẩm Xuyên), Nguyễn Đô Lương (Đức Quang, Đức Thọ), Nguyễn Xuân Lực (Song Lộc, Can Lộc)… làm rạng rỡ thêm truyền thống quê hương Hà Tĩnh anh hùng.

Cùng với tình nguyện tòng quân trực tiếp giết giặc thì nhiệm vụ vận chuyển, tiếp tế cho các chiến trường cũng được người Hà Tĩnh hăng hái tham gia. Những ngày đầu kháng chiến, Hà Tĩnh trực tiếp phục vụ chiến trường Bình - Trị - Thiên và chiến trường Trung Lào. Về sau, kháng chiến phát triển, nhân dân Hà Tĩnh còn tham gia phục vụ vận chuyển lương thực và vũ khí phục vụ nhiều chiến trường khác trong nhiều chiến dịch lớn như Thượng Lào, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, từ quê hương Hà Tĩnh, hàng vạn dân công đầu trần, chân đất hàng tháng trời không quản đói rét, đạn bom ác liệt, vượt hàng trăm km đường đèo cao, suối sâu, vực thẳm, lưng cõng, vai gồng gánh, đẩy xe thồ đưa hàng ngàn tấn gạo, vũ khí, thuốc men ra mặt trận, góp phần vào thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Vượt qua mọi thử thách, gian khổ, hy sinh, quân và dân Hà Tĩnh, cùng với quân và dân cả nước làm nên những dấu ấn lịch sử oanh liệt, phi thường. Trong đó, tiêu biểu nhất là cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã thể hiện truyền thống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước của người dân Hà Tĩnh anh hùng.

Chủ đề Sự kiện

Đọc thêm

Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc hoàn thiện dự án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc hoàn thiện dự án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các đơn vị liên quan soát xét, điều chỉnh, hoàn thiện Đề án trùng tu, tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú tại xã Tùng Ảnh theo kết luận mới đây của Ban Bí thư, trên cơ sở bảo tồn di sản, di tích gốc, kết nối giữa nhà thờ, khu mộ và khu lưu niệm.
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Phát huy tinh thần đại thắng mùa xuân 1975 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần đại thắng mùa xuân 1975 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Những giá trị, bài học kinh nghiệm của đại thắng mùa xuân 1975 sẽ tiếp tục được phát huy, tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nhà vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long

Nhà vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long

Chủ tịch nước Lương Cường và Nhà vua Philippe cùng tham quan Hoàng thành Thăng Long, nghe giới thiệu về lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Sau khi đất nước thống nhất, Hà Tĩnh đã tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, phát huy tiềm năng lợi thế, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên các lĩnh vực. Hà Tĩnh từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực cũng như cả nước.
Cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh ủy Hà Tĩnh tiếp tục đổi mới, sáng tạo, hiệu quả; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, đưa chuyển đổi số vào lãnh đạo, điều hành, cải cách hành chính; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ...
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị thành viên BCĐ cấp tỉnh tiếp thu tinh thần chỉ đạo, kết luận của các Phó Thủ tướng tại hội nghị để tập trung chỉ đạo, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các chương trình.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.