Hà Tĩnh đào tạo giảng viên nguồn cho dự án “Phòng, chống mua bán người”

(Baohatinh.vn) - 90 cán bộ tuyên truyền viên đến từ các ngành, đoàn thể thuộc 3 huyện Kỳ Anh, Can Lộc và Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã được trang bị kiến thức, kỹ năng để trở thành giảng viên nguồn (TOT) thực hiện dự án “Phòng, chống mua bán người” giai đoạn 1 (2022-2024) tại cơ sở.

Sáng 18/8, Hội LHPN Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (Bread for the World) tại Việt Nam khai mạc lớp tập huấn giảng viên nguồn cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền dự án “Phòng, chống mua bán người” giai đoạn 1.

Hà Tĩnh đào tạo giảng viên nguồn cho dự án “Phòng, chống mua bán người”

Các đại biểu và học viên tham gia khai mạc lớp tập huấn.

Thời gian qua, tình trạng tội phạm mua bán người ngày càng hoạt động tinh vi với nhiều thủ đoạn, các đối tượng là cá nhân hoặc nhóm người có thể gây án xuyên quốc gia. Lợi dụng mạng xã hội, internet, các đối tượng dùng nhiều chiêu trò để len lỏi đến cả những vùng sâu, vùng xa, dụ dỗ, lừa đảo; các nạn nhân không chỉ đơn thuần là phụ nữ và trẻ em mà còn cả đàn ông, thanh niên, sinh viên...

Trước thực trạng đó, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới thực hiện dự án “Phòng, chống mua bán người” giai đoạn 1 (2022-2024) tại 6 xã thuộc 3 huyện Kỳ Anh, Can Lộc và Lộc Hà. Dự án nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về mức độ nguy hiểm cũng như ngăn chặn tệ nạn mua, bán người trên địa bàn Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh đào tạo giảng viên nguồn cho dự án “Phòng, chống mua bán người”

Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Tĩnh Nguyễn Thị Quyên khai mạc lớp tập huấn.

Tại khóa tập huấn, các học viên sẽ được các giảng viên đến từ Hội LHPN Hà Tĩnh truyền đạt 5 chuyên đề: Tổng quan về dự án “Phòng, chống mua bán người”; pháp luật Việt Nam về phòng, chống mua bán người; truyền thông thay đổi hành vi về phòng, chống mua bán người; xây dựng chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi trong phòng, chống mua bán người xuất phát từ thực trạng di cư không an toàn và chuyên đề “Một số kỹ năng của tuyên truyền viên thuộc dự án Bánh mỳ cho thế giới”.

Hà Tĩnh đào tạo giảng viên nguồn cho dự án “Phòng, chống mua bán người”

Trong thời gian 3 ngày, các giảng viên đến từ Hội LHPN Hà Tĩnh sẽ truyền đạt đến các học viên 5 chuyên đề nhằm thực hiện dự án “Phòng, chống mua bán người”.

Cùng với việc tiếp nhận kiến thức từ các chuyên đề, tại khóa tập huấn, các học viên sẽ được tham gia vào nhiều hoạt động rèn luyện kỹ năng như: thảo luận, làm việc theo nhóm, ôn tập, kiểm tra kiến thức và thực hành bài giảng...

Hà Tĩnh đào tạo giảng viên nguồn cho dự án “Phòng, chống mua bán người”

Một nội dung trong chuyên đề “Tổng quan về dự án phòng, chống mua bán người” được trình bày tại khóa tập huấn.

Chương trình tập huấn diễn ra trong thời gian 3 ngày (từ 18/8 - 20/8). Theo kế hoạch, sau khóa tập huấn, các cán bộ tuyên truyền sẽ trở thành lực lượng giảng viên nòng cốt tại các địa phương, trực tiếp thực hiện dự án “Phòng, chống mua bán người” giai đoạn 1.

Hà Tĩnh đào tạo giảng viên nguồn cho dự án “Phòng, chống mua bán người”

Các học viên tham gia thảo luận theo nhóm tại lớp tập huấn.

Dự án “Phòng, chống mua bán người” giai đoạn 1 do Tổ chức Bánh Mỳ cho thế giới tài trợ có tổng kinh phí thực hiện là 240.000 EUR (tương đương 5,7 tỷ đồng theo tỷ giá thời điểm hiện tại), trong đó Bread for the World tại Việt Nam tài trợ 185.000 EUR (4,4 tỷ đồng); vốn đối ứng của tỉnh 55.000 EUR (1,3 tỷ đồng).

Dự án được thực hiện trong thời gian 3 năm (tháng 1/2022 - 12/2024), tại 6 xã thuộc 3 huyện, gồm: Kỳ Phong, Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh); Đồng Lộc, Mỹ Lộc (Can Lộc); Ích Hậu, Thịnh Lộc (Lộc Hà).

Các hoạt động của dự án nhằm giúp người dân các địa phương nêu trên được bảo vệ tốt hơn trước nạn mua, bán người, di cư trái phép... đồng thời tạo cơ hội cải thiện kinh tế cho phụ nữ nghèo.

Chủ đề Phòng chống tội phạm

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh, ngành chung vui ngày hội đại đoàn kết ở cơ sở

Lãnh đạo tỉnh, ngành chung vui ngày hội đại đoàn kết ở cơ sở

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành mong muốn bà con nhân dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, đồng lòng xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

Bằng sự gương mẫu, tâm huyết của bản thân, anh Nguyễn Tiến Hoàng - Bí thư Đoàn xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã tập hợp được lực lượng thanh niên ra sức xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế.
Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Trần Thị Duyên - Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội LHTN xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là 1 trong 85 cán bộ hội được Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.
Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã truyền thụ tinh thần tự học, sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng đến với toàn Đảng, toàn dân và trực tiếp đến những người học trò của mình, trong đó có đồng chí Lý Tự Trọng.