Hà Tĩnh giám sát, đánh giá thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch số 38/KH-UBND về việc giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Hà Tĩnh giám sát, đánh giá thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Lưu Văn Minh chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4/10/2002 (Nghị định 78) về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Theo đó, công tác kiểm tra, giám sát sẽ tập trung kiểm tra hệ thống văn bản ban hành và các hoạt động truyền thông, tập huấn hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình; kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng thực hiện các nội dung, hoạt động của các dự án thành phần thuộc chương trình.

Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn, dự toán ngân sách nhà nước: huy động, sử dụng vốn thực hiện chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình và dự án thành phần (giải ngân, thanh toán, quyết toán).

Hà Tĩnh giám sát, đánh giá thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Cán bộ Sở LĐ-TB&XH kiểm tra công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2022 tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà

Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý chương trình; chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá; các biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có); kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện chương trình; kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và kiến nghị đề xuất đối với các cơ quan cấp trên.

Thời gian kiểm tra, giám sát đối với cấp tỉnh, mỗi năm tổ chức 2 đợt (đợt 1 vào tháng 5 - 6, đợt 2 vào tháng 10 - 11); kiểm tra, giám sát từ 3 - 5 đơn vị cấp huyện/đợt kiểm tra.

Cấp huyện mỗi năm 2 đợt kiểm tra, giám sát (đợt 1 vào tháng 4 -5, đợt 2 vào tháng 9 - 10); kiểm tra, giám sát từ 3 - 5 đơn vị cấp xã/đợt kiểm tra.

Cấp xã mỗi năm tổ chức 1 đợt, vào tháng 8 - 9; ­ kiểm tra, giám sát từ 3 - 5 thôn, tổ dân phố/đợt kiểm tra.

Trong thời gian 15 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt kiểm tra, giám sát, các đơn vị, địa phương gửi báo cáo về cơ quan thường trực chương trình cùng cấp để tổng hợp, báo cáo cơ quan cấp trên.

Sở LĐ-TB&XH tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo kết quả giám sát (trước ngày 1 tháng 6 đối với báo cáo kiểm tra, giám sát 6 tháng và trước ngày 1 tháng 12 đối với báo cáo kiểm tra, giám sát hằng năm) gửi các Bộ, ngành trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án.

Đối với công tác đánh giá gồm các nội dung: đánh giá hằng năm; giữa kỳ; kết thúc giai đoạn và đánh giá đột xuất.

Chế độ báo cáo đánh giá giữa kỳ, kết thúc và hằng năm, đột xuất như sau: trước ngày 15/11 hằng năm, các sở, ngành, địa phương thực hiện chương trình gửi báo cáo đánh giá hằng năm về Sở LĐ-TB&XH tổng hợp theo quy định; trước ngày 15/8/2023, các sở, ngành, địa phương thực hiện chương trình gửi báo cáo đánh giá giữa kỳ (giai đoạn 2021 -2023) về Sở LĐ-TB&XH tổng hợp theo quy định; trước ngày 15/8/2025, các sở, ngành, địa phương thực hiện chương trình gửi báo cáo đánh giá kết thúc (giai đoạn 2021 - 2025) về Sở LĐ-TB&XH tổng hợp theo quy định; báo cáo đột xuất thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình (nếu có).

UBND tỉnh giao Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch này. Kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, xử lý những khó khăn, vướng mắc (nếu có); hằng năm, ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình và các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với cấp huyện, các đơn vị trực tiếp triển khai dự án, tiểu dự án thuộc chương trình; hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá theo quy định.

Tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình trên địa bàn toàn tỉnh trình UBND tỉnh báo cáo Bộ LĐ-TB&XH và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án thuộc chương trình; đồng thời tổng hợp, cập nhật báo cáo trên hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định. Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra kết quả khắc phục những tồn tại (nếu có) của đơn vị được kiểm tra, giám sát.

Đối với các sở, ban, ngành, đơn vị chủ trì, quản lý, tham gia thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc chương trình hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã tự tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án, tiểu dự án thuộc chương trình do sở, ban, ngành, đơn vị chủ trì; chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình do sở, ban, ngành, đơn vị chủ trì theo quy định; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất gửi Sở LĐ-TB&XH.

UBND các huyện, thành phố, thị xã ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình và các dự án, tiểu dự án tại địa phương; chỉ đạo các phòng, ngành, đơn vị cấp huyện và UBND cấp xã triển khai thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá theo kế hoạch của UBND cấp huyện đã ban hành.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.