(Baohatinh.vn) - Mấy ngày gần đây được xem là lạnh nhất Hà Tĩnh trong mùa đông năm nay. Để đối phó với cái lạnh, rất nhiều chị em đã kéo đến các shop quần áo, chợ để mua đồ chống rét...
Cửa hàng kinh doanh đồ áo số 64 Phan Đình Phùng mấy ngày nay luôn nườm nượp khách. Chiều 11/1, có thời điểm có đến cả chục người chen chúc nhau mua đồ ấm. Chị Nguyễn Thị Liên (Can Lộc) cho biết: “Mặc dù nhà đồ ấm rất nhiều, nhưng hầu như chỉ là quần áo thời trang, không phù hợp với thời tiết rét đậm như đợt này. Hôm nay vào thành phố công tác, tôi tìm mua chiếc áo “phao béo” để giữ ấm cho mình. Hàng này hơi to lớn, nhưng được cái rất ấm, giá cả lại hợp lý.”
Cửa hàng số 64 Phan Đình Phùng có ngày bán khoảng 100 chiếc áo “phao béo”
Anh Cao Hoàng Dương, chủ cửa hàng số 64 Phan Đình Phùng cho biết: “Mấy ngày nay, mỗi ngày trung bình chúng tôi bán khoảng 100 chiếc áo “phao béo” các loại. Tuy áo rẻ nhưng lại rất ấm và là hàng Việt Nam nên khách rất tin tưởng.”
Chị em chen chân nhau trong chợ TP. Hà Tĩnh mua đồ chống rét
Chợ TP. Hà Tĩnh chiều 11/8, người dân chen chân nhau mua đồ áo chống rét. Nhanh tay chọn cho cậu con trai học lớp 2 một chiếc áo ấm với giá 280 nghìn đồng, chị Nguyễn Thị Hà, phường Tân Giang chia sẻ: “Rét này, áo đồng phục mùa đông của nhà trường không ăn thua. Vì vậy, tôi phải đưa cháu đi mua thêm một chiếc áo ấm loại có nỉ bên trong để cho cháu mặc. Thời tiết này mặc không đủ ấm, trẻ con dễ ốm lắm”.
Theo tiểu ở chợ TP. Hà Tĩnh, áo ấm, mũ len, tất chân, chăn ấm… là các mặt hàng bán chạy nhất. Mặc dù người mua tăng so với ngày thường nhưng các quầy hàng vẫn không tăng giá bán. Chỉ cần 200-300 nghìn đồng là khách hàng đã tha hồ chọn cho mình một chiếc áo ấm đẹp, đủ ấm cho những ngày giá rét này.
Thời gian gần đây, Hà Tĩnh đã ghi nhận sự gia tăng của các ca bệnh COVID-19, trong đó có một số ca bị biến chứng nên người dân tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong phòng dịch.
Những năm qua, công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội luôn được cấp ủy, chính quyền các địa phương Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, tổ chức triển khai bằng nhiều chủ trương, chính sách hiệu quả, nhờ đó, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tăng cường công tác phòng chống, giám sát, yêu cầu người dân không chủ quan với dịch COVID-19.
Để đảm bảo Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT diễn ra an toàn, nghiêm túc, đến thời điểm hiện tại, các nhà trường, ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã hoàn tất công tác chuẩn bị.
Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giúp nhiều hội viên, phụ nữ nghèo ở các xã biên giới Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển KT-XH, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Hà Tĩnh xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm xuyên suốt và đã tập trung thể chế hóa bằng các chủ trương, chính sách; triển khai đồng bộ, hiệu quả mô hình giảm nghèo bền vững.
Theo Bộ Y tế, việc ban hành Luật Dân số tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, góp phần thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số.
Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát TP Hà Tĩnh đã tổ chức khánh thành, bàn giao 184 ngôi nhà mới thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Chính phủ.
339 học sinh, 113 giáo viên được huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) tuyên dương, khen thưởng lần này đều là những cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học 2024-2025.
Người cao tuổi thường nhạy cảm hơn với thuốc, có nguy cơ và tỷ lệ tác dụng phụ từ thuốc không kê đơn cao hơn người trẻ tuổi. Những loại thuốc mua không cần đơn để chữa trị các bệnh thường gặp có thể gây nguy hiểm cho đối tượng này…
Với số lượng học sinh đầu vào tăng so với đầu ra, việc tuyển sinh năm học 2025-2026 của nhiều trường học ở TP Hà Tĩnh lại rơi vào tình trạng phải tăng lớp, thiếu giáo viên.
Tập 8 chương trình “Ô cửa tiếng Anh” mùa 2 mang đến một trận đấu đầy kịch tính giữa 2 đội đến từ Trường THCS Sơn Kim (huyện Hương Sơn) và Trường THCS Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên).
Mẹ, bà, cố của chúng tôi là cụ Phan Thị Hồng, sinh năm 1926. Do tuổi cao, sức yếu, nên cụ đã từ trần ngày 20/5/2025, nhằm ngày 23 tháng 4 năm Ất Tỵ, hưởng thọ 100 tuổi.
Trước lúc tàu chìm ở biển Hà Tĩnh, anh em thuyền viên có chuẩn bị áo phao, phao bè nhưng khi nhảy xuống biển, mỗi người một nơi, trong khi biển xung quanh tối om, chỉ cố gắng hết sức để có thể sống sót trở về với gia đình.
Các y bác sỹ BVĐK tỉnh Hà Tĩnh được các chuyên gia của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trực tiếp hỗ trợ các kỹ thuật chuyên sâu trong xạ trị đầu - mặt - cổ, thực quản, vú và trực tràng.
Sáng nay (26/5), tại Nghĩa trang Liệt sỹ Nầm ở huyện Hương Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng hài cốt 4 liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã vận động xây dựng và sửa chữa 1.624 nhà ở cho hộ nghèo, gia đình khó khăn, người có công với tổng kinh phí 106,92 tỷ đồng.
Mùa hè là thời điểm gia tăng tai nạn đuối nước ở trẻ em. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức cho con em kỹ năng phòng chống đuối nước.
Với sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, đoàn viên và Nhân dân, đến nay, nguồn máu tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đã đạt mức trên 500 đơn vị, đáp ứng được yêu cầu điều trị cho người bệnh.
Kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ lụt ở Cẩm Xuyên chiều nay, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm đề nghị huyện chỉ đạo Trung tâm Y tế triển khai các giải pháp tiêu độc khử trùng sau mưa lũ, tránh để dịch bệnh bùng phát.
Trong quá trình mang thai, người phụ nữ phải đối diện với nhiều thay đổi, do hệ miễn dịch yếu đi và sức đề kháng bị suy giảm. Rất nhiều vấn đề trong quá trình mang thai cần được theo dõi và làm các xét nghiệm chẩn đoán kịp thời. Vậy làm gì để có một thai kì khỏe mạnh? Bác sĩ Nguyễn Văn Hải - Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh sẽ giải đáp trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu