Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tham quan, khảo sát tại Tân Cảng - Cái Mép (Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn). Ảnh tư liệu
Theo số liệu so sánh, mặc dù số lượng dự án tương đương cùng kỳ năm trước nhưng tổng vốn đăng ký tăng gấp 1,8 lần.
Một số dự án trong nước đăng ký đầu tư vào Hà Tĩnh trong quý đầu năm 2021 như: Nhà máy Sợi Nghệ Tĩnh, Tổng kho xăng dầu Phúc Lâm petro Hà Tĩnh, đầu tư xây dựng showroom ô tô GPS Hà Tĩnh...
Đến nay, toàn tỉnh có 1.441 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 436.972 tỷ đồng (tương đương 18,922 tỷ USD), trong đó có 1.366 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 119.503 tỷ đồng (tương đương 5,19 tỷ USD) và 75 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đăng ký hơn 317.469 tỷ đồng (tương đương 13,732 tỷ USD).
Với hệ thống cảng nước sâu được đầu tư bài bản, Khu kinh tế Vũng Áng trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư. Ảnh Dương Chiến
Lĩnh vực thu hút đầu tư trong quý I cũng đạt nhiều kết quả khả quan khi Hà Tĩnh đã kết nối một số nhà đầu tư lớn vào khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh như: Tổng Công ty Phát điện 1 - Tập đoàn Điện lực Việt Nam nghiên cứu đầu tư các dự án năng lượng tái tạo; Tập đoàn VSIP nghiên cứu đầu tư dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ tại TX Hồng Lĩnh và huyện Can Lộc;
Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát khảo sát nghiên cứu đầu tư dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng; Tập đoàn TH khảo sát đầu tư dự án nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái...
Nhà máy sản xuất, chế biến lâm sản tại KKT Vũng Áng do Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát (thuộc Tập đoàn An Việt Phát) làm chủ đầu tư tại phường Kỳ Thịnh (TX Kỳ Anh) đã đi vào hoạt động vào cuối tháng 3/2021. Ảnh Thanh Hoài
Để tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp vào hoạt động ổn định trên địa bàn, trong thời gian tới, Hà Tĩnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, sản xuất, kinh doanh; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại...