Vận động cải tạo gần 10.000 vườn hộ ở Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Hội Làm vườn và trang trại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vận động cải tạo được 9.956 vườn, xây dựng được 901 vườn mẫu và hình thành 142 mô hình kinh tế cho thu nhập cao.

Hội Làm vườn và trang trại huyện Hương Sơn có 25 cơ sở tổ chức hội với hơn 23.000 hội viên. Trong 7 năm qua, cán bộ, hội viên đã ra sức thi đua thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

bqbht_br_z5981346182205-d6155663420821715258f33c79c0334e.jpg
Hội Làm vườn và trang trại huyện Hương Sơn tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động giai đoạn 2017 – 2024 vào sáng 30/10,

Theo đó, phong trào làm vườn, xây dựng trang trại, gia trại đạt nhiều kết quả tốt, hình thành nhiều mô hình phát triển kinh tế vườn nhà, vườn đồi rừng, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo giá trị kinh tế cao, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM.

bqbht_br_img-1889.jpg
Thu hoạch cà gai leo tại hộ gia đình ông Trần Văn Tuyển (SN 1966, thôn Lâm Khê, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn)

Kết quả trong giai đoạn 2017 – 2024, Hội Làm vườn và trang trại huyện Hương Sơn đã vận động cải tạo được 9.956 vườn hộ, phối hợp xây dựng được 901 vườn mẫu, hình thành 142 mô hình kinh tế cho thu nhập cao.

Bên cạnh đó, hội đã vận động các hội viên phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc thù của địa phương như cam bù, cam chanh, cam sành, bưởi… Đến nay, trong toàn huyện có trên 2.500 ha diện tích cam, trong đó có 104 tổ hợp tác sản xuất cam bù, cam chanh theo hướng Vietgap.

Cùng đó, hội đã vận động hội viên xây dựng các mô hình kinh tế nông lâm kết hợp, chú trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình kỹ thuật thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng. Nhờ đó, đến nay, toàn huyện có 1.816 mô hình kinh tế, trong đó có 127 mô hình lớn, 183 mô hình vừa.

bqbht_br_img-1247.jpg
Nhờ đầu tư đúng hướng, hộ anh Hồ Xuân Trường (SN 1971, thôn Động Eo, xã Sơn Tiến) thu hoạch trên 300 triệu đồng/năm từ vườn đồi

Về chăn nuôi, các hội viên đã đầu tư chăn nuôi theo hướng liên kết và chú trọng thực hiện phòng chống dịch bệnh. Đến nay toàn huyện có tổng đàn hươu đạt gần 45.000 con, đàn trâu bò đạt gần 42.000 con, đàn lợn trên 62.500 con, đàn dê gần 19.000 con…

Sự hoạt động tích cực, có hiệu quả của Hội Làm vườn và trang trại huyện Hương Sơn đã góp phần quan trọng cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, tiến tới xây dựng huyện NTM nâng cao.

bqbht_br_z5981346218885-0ef3dc01d9c195e1bf5e60d35cc305df.jpg
Ông Phan Văn Khanh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp VAC của Hội Làm vườn Việt Nam.
bqbht_br_z5981346224874-f3a8f4d11f2fc9c530473c41a195f660.jpg
Ông Phan Trọng Nam – Chủ tịch Hội làm vườn xã Kim Hoa vinh nhận bằng khen của Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),