Người dân vùng biển trồng cây độc lạ, thu hàng trăm triệu đồng

(Baohatinh.vn) - Từ thú vui tao nhã, nhiều hộ dân ở xã vùng biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đã phát triển thành nghề kinh doanh sinh vật cảnh mang lại giá trị về tinh thần và vật chất.

bqbht_br_8.jpg
Vườn cây cảnh "cổ thụ" của ông Trần Quốc Thành ở thôn Minh Hòa.

Vườn cây cảnh “cổ thụ” nghệ thuật của ông Trần Quốc Thành (SN 1971, ở thôn Minh Hòa, xã Xuân Thành) hiện có hơn 120 gốc cây cảnh có giá trị từ 50 - 300 triệu đồng.

Cẩn thận tỉa từng chiếc lá, ông Thành chia sẻ: "Cuối năm 2023, với niềm đam mê, sau khi tích cóp được chút vốn, tôi đi “săn lùng” khắp nơi mua những cây duối, mai, khế, mận quân, hoa giấy... về cắt tỉa, tạo dáng để chưng trong vườn nhà. Nhiều gốc cây hiện có tuổi đời từ 100 – 200 năm tuổi có giá trị nghệ thuật với dáng, thế độc lạ, được nhiều người đam mê chơi cây cảnh đến xem và định giá cao.

bqbht_br_9.jpg
Ông Thành tỉ mẩn cắt tỉa chăm sóc cây cảnh.

Theo ông Thành, để tạo được một cây cảnh có giá trị kinh tế thì người làm cây cảnh phải có niềm đam mê và sự khéo léo. Người chơi cây cảnh cần tinh tế trong việc lựa chọn gốc phôi và phải hiểu rõ thuộc tính của các loại cây để từ đó chăm sóc cũng như uốn nắn theo các dáng với tính thẩm mỹ cao. “Gần đây, tôi mới bán 2 cây duối thế đẹp thu về hơn 400 triệu đồng” – ông Thành phấn khởi nói.

Cũng niềm đam mê này, ông Nguyễn Minh Huệ (SN 1967, thôn Hương Hòa, xã Xuân Thành) được nhiều người biết đến như một "nghệ nhân" bởi trồng cây cảnh, bonsai làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

bqbht_br_1.jpg
Ông Nguyễn Minh Huệ ở thôn Hương Hòa chăm sóc cây bon sai có thế độc lạ.

Năm 2021, ông bàn bạc với vợ tận dụng khu vườn gần 2.000 m2 của gia đình để cải tạo thành vườn cây cảnh. Để có nguồn cây cảnh, ông đến các địa phương trong và ngoài tỉnh tìm kiếm cây đa, cây đề, cây lộc vừng ... tự nhiên đem về trồng rồi học cách tạo dáng. Ông Huệ cho hay, trồng cây cảnh, bonsai phải cẩn trọng, tỉ mỉ và kiên trì. Từ những gốc cây, hoa bình thường, để tạo thành cây bonsai đòi hỏi người trồng phải thực sự đam mê, hiểu đặc tính từng loại cây; phải có đôi bàn tay khéo léo, mắt thẩm mỹ để có phương pháp chăm sóc, tạo hình phù hợp.

bqbht_br_5.jpg
Vườn cây cảnh của ông Huệ hiện có hơn 1.000 gốc cây.

Vườn bonsai của ông Huệ hiện có hơn 1.000 cây cảnh các loại; trong đó gần 200 cây mai vàng, hoa giấy, mộc, sanh, si... được tạo dáng đẹp mắt, có giá từ 20 – 150 triệu đồng/cây. Trung bình mỗi năm, gia đình ông xuất bán khoảng gần 300 cây cảnh các loại, thu lãi trên 200 triệu đồng. Khách hàng của ông đến từ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trên địa bàn xã vùng biển Xuân Thành hiện có gần 20 hộ dân đầu tư kinh doanh nghề sinh vật cảnh. Từ một phôi gốc hoặc những cây sưu tầm được từ người dân sẽ được uốn nắn, cắt tỉa, tạo dáng để nâng tầm giá trị cây lên gấp nhiều lần. Nhiều cây độc, lạ có giá trị từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí có cây lên đến tiền tỷ. Những người yêu cây cảnh, ngoài đam mê cũng xem đây là công việc chính mang lại nguồn thu nhập cho gia đình.

bqbht_br_1-8151.jpg
Lãnh đạo xã Xuân Thành kiểm tra mô hình trồng cây cảnh trên địa bàn.

Những năm gần đây, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nên thú chơi sinh vật cảnh cũng được “lên ngôi”. Để tạo hướng phát triển bền vững cho nghề kinh doanh sinh vật cảnh trên địa bàn, xã Xuân Thành vừa cho ra mắt Tổ hội “Sinh vật cảnh Xuân Thành” với 8 thành viên tham gia. Thành viên của hội là những hộ đang trồng và kinh doanh các loại cây cảnh trên diện tích 1.000 m2 trở lên với thu nhập hằng năm đạt từ 200 – 500 triệu đồng.

"Đây sẽ là nơi sinh hoạt, trao đổi sở thích, kinh nghiệm trong việc chăm sóc, tạo dáng, kinh doanh về sinh vật cảnh. Các thành viên tham gia thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ nhau về cây giống, dụng cụ phù hợp với sản xuất, ứng dụng KHKT, công nghệ để phát triển, làm phong phú các loại sinh vật cảnh chất lượng, có giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng NTM tại địa phương" - bà Lê Thị Mai Hương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thành cho hay.

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.