(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Vinh vừa ký ban hành quyết định phân bổ 4.962.915,5 kg gạo hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do hiện tượng hải sản chết bất thường tại 6 huyện, thị trong tỉnh.
Phân bổ gạo hỗ trợ ngư dân thiệt hại do sự cố cá chết ở Hà Tĩnh
Theo đó, cấp 66.44,5 kg gạo cho 769 hộ dân (2.951 nhân khẩu) thuộc 5 địa phương (TX Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà) với mức hỗ trợ 22,5 kg/khẩu theo chính sách hỗ trợ của tỉnh Hà Tĩnh được quy định tại điểm 1, mục 1, điều 1 của Quyết định 1621/QĐ-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh;
Cấp 4.895.573 kg gạo cho 20.242 hộ dân (72.527 nhân khẩu) ở 6 địa phương (TX Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà) với mức hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu theo chính sách hỗ trợ của Chính phủ được quy định tại điểm 1, điều 1 của Quyết định số 1138/QĐ-TTg ngày 25/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng chính sách hỗ trợ của Chính phủ tiến hành phân bổ gạo trong 2 đợt: đợt 1 bắt đầu thực hiện từ ngày 25/7/2016 với số tháng hỗ trợ là 2, tương ứng với 2.175.810 kg; đợt 2 bắt đầu từ 15/9/2016 với số tháng hỗ trợ là 2,5, tương ứng 2.719.763 kg.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Cục Dữ trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh căn cứ số gạo phân bổ trên để chuyển về các huyện, thị xã cấp hỗ trợ người dân theo kế hoạch;
Giao Sở LĐTB&XH chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã liên hệ với Cục Dữ trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh tiếp nhận và chỉ đạo các xã/phường cấp phát gạo cho người dân đúng quy định, đồng thời theo dõi, giám sát, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra sai sót, khiếu nại của người dân.
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng những lần điều chỉnh tiếp theo.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Lễ truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công đối với liệt sỹ Nguyễn Doãn Bảy ở thôn Phượng Lĩnh, xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức trang nghiêm, trọng thể.
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” là sự ghi nhận những đóng góp của liệt sỹ Trần Văn Hoan ở thôn Vạn Phúc, xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” là sự ghi nhận những đóng góp của liệt sĩ Bùi Hữu Lý (xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hơn 38,2 tỷ đồng được trích từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2025 hỗ trợ xây mới, cải tạo, sửa chữa 880 nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ ở Hà Tĩnh.
Theo BHXH Hà Tĩnh, trong danh sách này có 24 đơn vị tháng 3/2025 chưa nộp hoặc nộp một phần nhỏ giảm nợ, bổ sung thêm 6 đơn vị có số nợ lớn và thời gian nợ kéo dài
Những căn nhà mới đầu tiên từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành, là động lực cho các gia đình khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 12/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/5/2025.
TP Hà Tĩnh đã hoàn thành khởi công xây mới, sửa chữa 184/184 ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, quyết tâm bàn giao cho người dân trước ngày 19/5 tới.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục bám sát, triển khai nghiêm túc nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt hiệu quả cao.
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4 năm 2025.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Các địa phương thuộc cụm số 1 và số 2 bắt đầu triển khai thu thập mẫu ADN cho mẹ liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ chưa xác định danh tính tại Hà Tĩnh từ ngày 23/3/2025.
Công an Hà Tĩnh triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính giúp sớm hình thành được ngân hàng gen đối chứng với những mộ phần khuyết danh.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Trần Nhật Tân đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát; thường xuyên kiểm tra, giám sát công trình để đảm bảo chất lượng.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu