Hà Tĩnh: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 15.043 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - Tháng 4/2021, do dịch bệnh trên gia súc diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ thịt bò và thịt lợn sụt giảm khiến doanh thu nhóm hàng lương thực, thực phẩm giảm 1,37% so với tháng trước.  

Hà Tĩnh: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 15.043 tỷ đồng

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 4/2021 trên địa bàn tỉnh đạt 3.423,7 tỷ đồng.

Thông tin từ Sở Công thương Hà Tĩnh, tháng 4/2021, doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt gần 3.424 tỷ đồng, tăng 2,76% so với tháng trước (tháng 3 đạt 3.332 tỷ đồng).

Trong 12 nhóm ngành hàng bán lẻ thì 11 nhóm có chỉ số tăng so với tháng trước như: Hàng may mặc tăng 5,43%; nhóm đồ dùng, dụng cụ gia đình tăng 4,98%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 0,87%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 3,89%; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 13,34%; phương tiện đi lại (trừ ô tô con) tăng 4,03%; dịch vụ sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy tăng 6,64%; xăng dầu các loại tăng 1,21%; đá quý, kim loại quý tăng 1,62%...

Hà Tĩnh: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 15.043 tỷ đồng

Lương thực thực phẩm là nhóm ngành hàng duy nhất giảm doanh thu trong tháng 4.

Nhóm ngành hàng duy nhất có chỉ số giảm so với tháng trước là lương thực, thực phẩm. Tháng 4, bán lẻ nhóm hàng này đạt 1.368 tỷ đồng, giảm 1,37% so với tháng 3/2021 (tháng 3 đạt 1.386 tỷ đồng).

Nguyên nhân chính là do dịch bệnh trên đàn gia súc diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu dùng hai loại thực phẩm thịt lợn và thịt bò giảm mạnh.

Hà Tĩnh: Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 15.043 tỷ đồng

Doanh thu bán lẻ nhóm hàng xăng, dầu các loại 4 tháng đầu năm đạt 1.259 tỷ đồng.

So sánh với cùng kỳ năm 2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 4/2021 tăng 68%. Nguyên nhân tăng mạnh là do tháng 4/2020, Hà Tĩnh bắt đầu thực hiện cách ly xã hội trong thời gian dài khiến mức tiêu dùng hàng hóa dịch vụ đạt thấp. Ngoài ra, giá một số mặt hàng như: xăng dầu, vật liệu xây dựng… hiện nay tăng mạnh.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm, tổng mức thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt 15.043 tỷ đồng, tăng 21,08% so với cùng kỳ năm trước (4 tháng đầu năm 2020 đạt 12.424 tỷ đồng). Một số nhóm hàng tăng mạnh như: hàng may mặc tăng 41,2%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 38,3%; xăng dầu tăng 20,6%; nhiên liệu khác tăng 38,6%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 33,1%; đá quý và kim loại quý tăng 29,2%...

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Giá vàng có thể phá vỡ kỷ lục thiết lập năm nay vào 2025

Giá vàng có thể phá vỡ kỷ lục thiết lập năm nay vào 2025

Mặc dù bức tranh lạm phát vẫn chưa rõ ràng và nhu cầu về đồ trang sức vàng có thể suy yếu ở một số khu vực, nhưng triển vọng chung về giá vàng thế giới trong năm tới là tích cực, theo các nhà phân tích của Tập đoàn Heraeus Precious Metals.
Giá xăng tăng, dầu giảm

Giá xăng tăng, dầu giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục biến động trái chiều trong phiên điều hành theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính – Công Thương.