Hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao 39 lần nhận hối lộ trong vụ “chuyến bay giải cứu”

Sáng 19/4, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án “chuyến bay giải cứu”. 54 bị can bị truy tố về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Bộ Ngoại giao, thành phố Hà Nội và một số tỉnh.

Cáo trạng xác định, bị can Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) được xác định đã 37 lần nhận hối lộ với tổng số tiền 21,5 tỷ đồng. Bị can Vũ Hồng Nam (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) 2 lần nhận hối lộ số tiền gần 2 tỷ đồng.

Bị can Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) nhận hối lộ 32 lần với tổng số hơn 25 tỷ đồng. Bị can Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) nhận hối lộ 253 lần với tổng số hơn 42,6 tỷ đồng.

Bị can Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận hối lộ 7 lần với số tiền hơn 2 tỷ đồng. Bị can Trần Văn Tân (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) nhận hối lộ 9 lần với số tiền 5 tỷ đồng. Bị can Nguyễn Quang Linh (cựu Trợ lý của Phó Thủ tướng Chính phủ) nhận hối lộ 5 lần với số tiền hơn 4,2 tỷ đồng...

Cùng bị truy tố về tội nhận hối lộ là một số đại sứ, cán bộ ngoại giao làm việc tại Nhật Bản, Malaysia, Nga, Angola.

Hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao 39 lần nhận hối lộ trong vụ “chuyến bay giải cứu”

Hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng (trái) và Vũ Hồng Nam.

Theo cáo trạng, từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2022, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã tập hợp, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt tổ chức thực hiện 772 chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về nước, trong đó có 400 chuyến bay giải cứu và 372 chuyến bay combo.

Quá trình cấp phép các chuyến bay, công dân tự trả phí, một số cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn tại Bộ Ngoại giao đã tạo thành nhóm lợi ích, đưa ra nhiều yêu cầu, gây khó khăn khiến các doanh nghiệp phải tìm cách tiếp xúc, gặp gỡ, thỏa thuận và ra giá chung chi cho mỗi chuyến bay giải cứu.

Bị can Tô Anh Dũng, với chức vụ là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trực tiếp chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay theo đề xuất của Cục Lãnh sự khi xin ý kiến của tổ công tác có 5 bộ gồm: Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông Vận tải.

Hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao 39 lần nhận hối lộ trong vụ “chuyến bay giải cứu”

Nhóm bị can ở Bộ Ngoại giao.

Biết được vai trò của bị can Tô Anh Dũng, 13 cá nhân đại diện doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, móc nối, đặt vấn đề để bị can Tô Anh Dũng giải quyết các thủ tục liên quan đến cấp phép “chuyến bay giải cứu” đưa công dân về nước khi xảy ra dịch COVID-19.

Trong các lần gặp nhau đầu tiên, bị can Tô Anh Dũng đã đồng ý với các doanh nghiệp về việc sẽ hỗ trợ, chỉ đạo cán bộ cấp dưới tại Cục Lãnh sự làm thủ tục, giúp xin cấp phép, tổ chức chuyến bay combo.

Bị can Tô Anh Dũng và đại diện 13 doanh nghiệp dù không thỏa thuận về số tiền sẽ phải chung chi, nhưng cả hai bên đều hiểu việc doanh nghiệp được tham gia tổ chức chuyến bay sẽ có lợi nhuận.

Hai cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao 39 lần nhận hối lộ trong vụ “chuyến bay giải cứu”

Bị can Nguyễn Quang Linh.

Tháng 5/2020, tại phòng làm việc của mình, bị can Tô Anh Dũng và bị can Hoàng Diệu Mơ (Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình) đã giới thiệu công ty của bị can Mơ với Hãng Hàng không Vietnam Airlines để tổ chức chuyến bay combo.

Sau đó, bị can Tô Anh Dũng đã 8 lần nhận hối lộ của bị can Hoàng Diệu Mơ tổng số tiền 8,5 tỷ đồng. Trong đó 6 lần bị can Tô Anh Dũng nhận tiền tại phòng làm việc và 2 lần nhận tiền ở gần cổng trụ sở Bộ Ngoại giao.

Ngoài ra, 29 lần khác, bị can Tô Anh Dũng nhận tiền của các doanh nghiệp trong vụ “chuyến bay giải cứu” cũng diễn ra tại phòng làm việc của mình, ngoài quán cà phê hoặc nhà hàng.

Đối với bị can Nguyễn Quang Linh, cáo trạng xác định, khi đảm nhiệm vị trí công tác là Trợ lý của Phó Thủ tướng Chính phủ, có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất phê duyệt chuyến bay cho cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công vụ, bị can Nguyễn Quang Linh đã lợi dụng vị trí công tác giúp Công ty Lữ Hành Việt, Công ty ATA, Investco được phê duyệt nhiều chuyến bay giải cứu khi chưa có sự thống nhất, đề xuất của tổ công tác gồm 5 bộ.

Trên cương vị công tác, bị can Nguyễn Quang Linh đã giúp các công ty trên được phê duyệt gần 30 chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo trong thời điểm dịch COVID-19. Kết quả điều tra xác định, ông Nguyễn Quang Linh đã nhận hối lộ của Công ty Lữ Hành Việt và bị can Nguyễn Mai Anh tổng số tiền 180.000 USD và 100 triệu đồng, tương đương hơn 4,2 tỷ đồng.

Theo CAND

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.