Nghiên cứu mới chỉ ra rằng ăn hải sản ít nhất một lần một tuần có thể giúp người cao tuổi dự phòng suy giảm nhận thức.
Hải sản không chỉ là món ăn hấp dẫn với nhiều cách thức chế biến mà còn chứa các chất dinh dưỡng cần cho sức khỏe. Hải sản là một nguồn cung cấp chất đạm, các khoáng chất đặc biệt là acit béo omega-3, rất tốt cho sức khỏe của con người và cho não bộ.
Công trình của các nhà khoa học thuộc Đại học Rush University Medical Center-Mỹ và Wageningen University-Hà Lan đăng trên Tạp chí chuyên ngành «Neurology » cho thấy việc tiêu thụ hải sản ít nhất 1 tuần 1 lần giúp dự phòng suy giảm nhận thức.Các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát 915 tình nguyện viên người Mỹ, độ tuổi trung bình là 81,5 trong vòng 5 năm, những người này không bị suy giảm nhận thức lúc bắt đầu nghiên cứu (suy giảm nhận thức : suy giảm tinh thần, trí nhớ, khả năng định hướng trong không gian, vấn đề về giao tiếp, rối loạn nhận thức trực quan ...).
Trong quá trình nghiên cứu, những người tham gia phải thường xuyên được kiểm tra các vấn đề nhận thức (trí nhớ, xác định không gian thời gian) và trả lời những câu hỏi liên quan đến thói quen ăn uống của họ.Những người tham gia được chia làm 2 nhóm : nhóm thứ nhất tiêu thụ hải sản ít nhất một tuần một lần và nhóm thứ hai ăn ít hơn một lần một tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những người tình nguyện ăn hải sản (cá tươi, tôm, nghêu, sò…) ít nhất 1 tuần 1 lần thì vấn đề suy giảm nhận thức và đặc biệt là suy giảm trí nhớ chậm hơn những người không thường xuyên ăn hải sản.
Theo Martha Clare Morris-tác giả chính của công trình nghiên cứu cho biết rằng : chìa khóa của vấn đề chính là Omega-3. Các acid béo đặc biệt rất tốt cho não bộ, và việc dùng hải sản trong thời gian dài lại càng có hiệu quả hơn nữa. Theo Martha Clare Morris thì nghiên cứu này cho thấy rằng mặc dù khả năng nhận thức suy giảm theo tuổi một cách tự nhiên nhưng chúng ta có thể giảm thiểu quá trình này.
Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cúm là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra theo mùa, tiêm vắc - xin cúm là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện nay còn có khá nhiều quan niệm sai lầm về vắc-xin cúm.
Thời tiết mưa nhiều là một trong những nỗi ám ảnh trong việc giặt giũ hàng ngày. Hãy cùng bỏ túi mẹo giặt và phơi quần áo vào mùa mưa để nhanh khô hơn nhé!
Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.