Chân dung quen thuộc về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác lúc về già, sinh sống và hành nghề thuốc tại quê mẹ Hương Sơn (Hà Tĩnh) là hình ảnh chính của bộ tem bưu chính Việt Nam vừa được phát hành.
Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã khép lại nhưng dư âm về tài năng, nhân cách của Đại danh y vẫn lan tỏa mãi trong lòng người dân Hà Tĩnh và muôn phương.
Tuy trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, song rất đông người dân đã đổ về Quảng trường Thành Sen (TP Hà Tĩnh) dự lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Đây là những người có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng, lập hồ sơ trình UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh).
Lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh và đại diện các tỉnh thành kính bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những công lao, đóng góp to lớn của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đối với nền y học, văn hóa nước nhà và thế giới.
Trước lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lễ Hữu Trác, khu mộ và tượng đài Đại danh y (ở xã Sơn Trung, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã mang một diện mạo mới khiến nhiều du khách trong và ngoài tỉnh thán phục.
Phát huy giá trị di sản Hải Thượng Lãn Ông nói riêng, các giá trị di sản văn hóa nói chung, Hà Tĩnh luôn ưu tiên nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để đưa văn hóa phát triển toàn diện, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực to lớn trên hành trình phát triển bền vững.
Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Công an TP Hà Tĩnh tiến hành phân luồng từ xa, cấm các loại phương tiện lưu thông tại 3 tuyến đường trong thời gian diễn ra Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.
Các thành viên Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm đã có nhiều góp ý để chương trình hoàn thiện trước khi diễn ra sự kiện được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, phục vụ khán giả cả nước và quốc tế.
Những hình ảnh, tư liệu được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh giúp khán giả hiểu sâu hơn về di sản quý giá của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác để lại cho hậu thế.
Phụ nữ Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khéo léo biến những món ăn dân dã trong cuốn "Nữ công thắng lãm" của Đại danh y Lê Hữu Trác thành các món ngon bổ dưỡng, mang đậm hương vị quê hương.
Các tham luận tại hội thảo là cơ sở để Việt Nam, Hưng Yên và Hà Tĩnh phát huy hơn nữa di sản Đại danh y để lại, góp phần nâng tầm văn hóa đất nước trên trường quốc tế.
Tại lễ dâng hương tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Hưng Yên và Hà Tĩnh thành kính tưởng nhớ, tri ân công lao của Đại danh y; hứa sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy, nhân rộng các giá trị mà ông đã để lại.
Các cấp, ngành, địa phương và người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng cho sự kiện kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác vào cuối tháng 12/2024.
Hội viên phụ nữ các xã, thị trấn của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) và Công ty Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại tổng hợp Quý Gia thi tài chế biến món ăn cổ truyền gắn với các vị thuốc.
Hàng trăm bức ảnh, tư liệu tại triển lãm kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sẽ giúp người dân Hà Tĩnh và du khách hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y.
Cao điểm có gần 100 công nhân cùng nhiều loại máy móc được huy động để đẩy nhanh việc hoàn thành các hạng mục thuộc Dự án tu bổ, tôn tạo di tích khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đề nghị các đơn vị, địa phương, tăng cường công tác phối hợp, tổ chức thành công sự kiện 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đảm bảo trang trọng, ý nghĩa.
Như tiếng chuông chùa ngân vọng bên dòng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh), những tác phẩm y học, văn học của Đại danh y Lê Hữu Trác để lại khiến hậu thế thêm kính ngưỡng tài năng, nhân cách của ông.
Vượt qua 1.300 thí sinh tại cấp cơ sở, 63 thí sinh xuất sắc đã tranh tài tại vòng chung kết Rung chuông vàng tìm hiểu về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Các cơ sở y tế Hà Tĩnh đã kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa của y học cổ truyền với thành tựu y học hiện đại để nâng cao hiệu quả thăm khám và điều trị cho người bệnh.
Hội thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác góp phần giúp học sinh Hương Sơn (Hà Tĩnh) có thêm hiểu biết sâu sắc về vị danh y vĩ đại của ngành y học cổ truyền Việt Nam.
Chương trình "Theo dấu chân Hải Thượng" là sự kiện mở đầu chuỗi hoạt động kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Lê Hữu Trác tại Khu du lịch sinh thái Hải Thượng (Hương Sơn, Hà Tĩnh).
Những di sản to lớn của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác để lại là tài nguyên phong phú để Hà Tĩnh xây dựng nên nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách gần xa.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc và Hà Tĩnh. Tuy sống trong xã hội phong kiến nhưng Đại danh y luôn đề cao bình đẳng giới.
Với nhiều giá trị to lớn, Mộ và Khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang được đơn vị chức năng hoàn thiện hồ sơ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - lịch sử về Đại danh y và là điểm đến văn hóa tâm linh của người dân muôn phương.
Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng vừa ký ban hành kế hoạch tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 2024).