(Baohatinh.vn) - Tại lễ dâng hương tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Hưng Yên và Hà Tĩnh thành kính tưởng nhớ, tri ân công lao của Đại danh y; hứa sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy, nhân rộng các giá trị mà ông đã để lại.
Chiều 19/12, tại Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thuộc huyện Yên Mỹ (Hưng Yên), đoàn lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện Tổ chức UNESCO, tỉnh Hà Tĩnh, Hưng Yên và các nhà khoa học trong và ngoài nước đã thành kính dâng hương tưởng niệm Đại danh y. Lễ dâng hương là hoạt động trong chương trình Hội thảo khoa học quốc tế “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”, nhân kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông.
Đoàn Hà Tĩnh có Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu.
Dâng hương, hoa tại khu di tích, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện Tổ chức UNESCO, tỉnh Hà Tĩnh, Hưng Yên cùng các thành viên trong đoàn thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Đồng thời, bày tỏ sự kính ngưỡng, trân trọng bậc Y thánh dân tộc đã để lại cho hậu thế những di sản quý giá về y học, văn học, văn hóa...; tấm gương mẫu mực cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam học tập noi theo.
Cầu mong anh linh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác hộ trì cho quốc thái, dân an, đất nước thịnh vượng, đại biểu hứa sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những di sản của Đại danh y để lại, không ngừng phát triển nền y học Việt Nam, cũng như xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
Lê Hữu Trác (1724-1791), quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên). Thân phụ ông là cụ Lê Hữu Mưu (1685-1739), từng đỗ tiến sỹ và làm quan đến chức Hữu thị lang Bộ Công. Thân mẫu là bà Bùi Thị Thưởng, con gái Tướng công Bùi Diệm Đăng, quê ở xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, huyện Hương Sơn, nay là xã Quang Diệm (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Lê Hữu Trác là người có tư chất thông minh, ông từng đậu Tam trường, sau đó tiến thân bằng con đường binh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi xông pha trận mạc, ông cảm thấy không phù hợp. Năm 1746, lấy cớ anh trai mất, ông rời quân ngũ trở về quê ngoại Hương Sơn để phụng dưỡng mẹ già. Tại đây, Lê Hữu Trác đã dành phần đời còn lại chuyên tâm nghiên cứu y thuật, chữa bệnh cứu người.
Ông đã để lại di sản đồ sộ về y thuật và văn chương thông qua hàng chục bộ sách, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó, nổi bật nhất là bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”, gồm 28 tập/66 quyển.
Tháng 11/2023, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được Đại hội đồng UNESCO 42 thông qua nghị quyết vinh danh và cùng tham gia kỷ niệm 300 năm ngày sinh.
Chương trình “Tết nhân ái - Xuân yêu thương” do huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) tổ chức đã kết nối những tấm lòng nhân ái cùng chung tay giúp đỡ người nghèo, sẻ chia yêu thương mỗi khi tết đến xuân về.
95 năm qua, Đảng bộ và Nhân dân Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã vượt qua mọi khó khăn, lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần xứng đáng vào trang sử vàng của Đảng ta.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị các địa phương quan tâm, lắng nghe ý kiến, phản ánh của người dân để thực hiện tốt hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trên toàn tỉnh.
Những kết quả khả quan đã đạt được tyển các lĩnh vực sẽ đặt nền móng, cơ sở vững chắc để Công đoàn Hà Tĩnh thực hiện thắng lợi mục tiêu của nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Hà Tĩnh có hơn 3.400 chi bộ trên tổng số 4.365 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở đã hoàn thành tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND tỉnh, thường trực HĐND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri; thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử...
Chương trình “Chung tay dệt sắc xuân biên giới” là hoạt động mang nhiều ý nghĩa của quân đội hướng về đồng bào vùng biên giới Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhân dịp đón tết cổ truyền Ất Tỵ.
Bộ Tư lệnh Quân khu 4 yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị quân sự Hà Tĩnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt nghiêm túc các chỉ thị, mệnh lệnh của các cấp về trực SSCĐ.
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178 sẽ vừa được hưởng lương hưu, vừa được nhận thêm hỗ trợ.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đức Thọ (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết xây dựng quê hương phát triển.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu đề nghị ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh tiếp tục phát huy vai trò, nỗ lực phát triển toàn diện các lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH của tỉnh.
Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Công trình điện chiếu sáng trị giá 200 triệu đồng góp phần tô điểm, phát huy hiệu quả các giá trị tại Khu Chứng tích tội ác chiến tranh Trường cấp II Hương Phúc (Hương Khê, Hà Tĩnh).
Với chủ đề "Mừng Xuân, mừng Đảng quang vinh, mừng đất nước quê hương đổi mới", Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 ở Hà Tĩnh đã mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa, góp phần khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.
Sau 2 năm luyện rèn, công tác trong môi trường quân đội, 1.200 con em Hà Tĩnh đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương với sự chững chạc và bản lĩnh.
Sau Cách mạng tháng Tám, Hà Tĩnh đã khắc phục khó khăn, xây dựng chính quyền cách mạng, LLVT và các đoàn thể quần chúng. Quân và dân Hà Tĩnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, tiến hành kháng chiến chống thực dân, đế quốc; giành nhiều thành tích trên các mặt trận.
Với phương châm để tất cả đoàn viên, lao động đều có tết, các cấp công đoàn Hà Tĩnh đang đồng loạt triển khai hiệu quả chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025.
Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh giản bộ máy, đến nay, Can Lộc (Hà Tĩnh) có 5 lãnh đạo, cán bộ các phòng, ban cấp huyện viết đơn xin nghỉ công tác trước tuổi.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng mong muốn, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân, nhà báo tiếp tục đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh nhà.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng mong muốn, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân, nhà báo tiếp tục đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh nhà; tham mưu thực hiện nhiệm vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh, thành phố qua các thời kỳ bày tỏ niềm tin tưởng, kỳ vọng TP Hà Tĩnh sẽ tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Savannakhet (Lào) cùng khẳng định sẽ thực hiện hiệu quả các nội dung trong biên bản hợp tác nhằm vun đắp mối quan hệ ngoại giao giữa hai địa phương.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy.
Cuối tháng 3/1930, tại bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc) diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Hà Tĩnh. Đảng bộ Hà Tĩnh ra đời đánh dấu bước ngoặt có ý nghĩa quyết định, mở ra bước phát triển mới với những thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng tỉnh nhà.
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu, thăm, chúc Tết tại tỉnh Hà Tĩnh nhân dịp xuân Ất Tỵ năm 2025.
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị tiếp tục tạo sự chuyển biến trong hoạt động tuyên truyền miệng, chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin, định hướng dư luận xã hội.