Hạn chế tình trạng đuối nước trẻ em ở Hà Tĩnh: Cần nhiều hơn sự quan tâm từ các bậc phụ huynh!

(Baohatinh.vn) - Mỗi dịp hè đến, thông tin về trẻ em đuối nước tử vong ở Hà Tĩnh lại xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, khiến người dân không khỏi bàng hoàng, đau lòng hơn khi nhiều vụ việc diễn ra trong ao vườn gia đình nạn nhân.

Hạn chế tình trạng đuối nước trẻ em ở Hà Tĩnh: Cần nhiều hơn sự quan tâm từ các bậc phụ huynh!

Hồ chứa nước sau vườn nhà anh H.V.H, nơi 2 cháu bé con anh gặp nạn. Ảnh: PV

Hai ngày qua, người dân thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng (Đức Thọ) vẫn chưa hết bàng hoàng sau cái chết của bé H.T.M.L (6 tuổi) và H.T.H (3 tuổi) là hai chị em ruột con của vợ chồng anh H.V.H và chị N.T.L. Hai chị em bị đuối nước trong ao vườn gia đình.

Chị Nguyễn Thị Anh (36 tuổi, thôn Ngoại Xuân) chia sẻ: “Thương tâm quá. Tưởng nguy hiểm ở đâu xa, ai ngờ chúng lại đuối nước chết ngay trong vườn nhà mình”.

Chị Anh là một trong nhiều bà con thôn Ngoại Xuân cùng chính quyền và các giáo viên Trường Tiểu học Đức Dũng (xã An Dũng) đã đến chia sẻ và hỗ trợ gia đình anh H.V.H mai táng cho các cháu.

Hạn chế tình trạng đuối nước trẻ em ở Hà Tĩnh: Cần nhiều hơn sự quan tâm từ các bậc phụ huynh!

Người dân thôn Ngoại Xuân (An Dũng, Đức Thọ) chưa hết bàng hoàng sau cái chết của 2 đứa trẻ. (Trong ảnh: Ngôi nhà của anh H.V.H sau vụ việc)

Anh Trần Mạnh Hùng - giáo viên Trường Tiểu học Đức Dũng, người trực tiếp dạy bé H.T.M.L trong năm học vừa qua thẩn thờ nhìn về phía hồ nước, nơi xẩy ra vụ việc. Anh Hùng nói: “Sự việc quá đột ngột và đau lòng, năm học chỉ vừa mới kết thúc, cháu M.L là một học sinh khỏe mạnh nhưng còn quá nhỏ và không biết bơi. Hơn nữa, cái ao sâu, không có hàng rào che chắn lại có vách cao như thế, người lớn rơi xuống cũng khó xoay xở huống hồ là hai đứa trẻ”.

Gia đình anh H.V.H là hộ làm kinh tế vườn đồi. Vào mùa hè thường thiếu nước tưới nên cách đây khoảng 1 tháng, anh H.V.H đã thuê máy về múc ao để trữ nước tưới. Trận mưa gần đây đã khiến hồ rộng khoảng 500 m2 của anh H đầy nước.

Từ trước đến nay, không có nơi gửi, vợ chồng anh H vẫn thường để hai con tự chơi với nhau trong vườn nhà rồi đi làm. Bình thường, chúng cứ tha thẩn ở sân, ở ngõ đón bố mẹ. Tuy nhiên, vào chiều 29/5, sau khi đi thả ống lươn về không thấy con ra đón như thường lệ, anh H đi tìm và phát hiện 2 con bị đuối nước đã tử vong trong hồ.

Hạn chế tình trạng đuối nước trẻ em ở Hà Tĩnh: Cần nhiều hơn sự quan tâm từ các bậc phụ huynh!

Thầy Trần Mạnh Hùng - giáo viên Trường Tiểu học Đức Dũng đau xót khi vừa kết thúc năm học, cô trò nhỏ đã ra đi mãi mãi.

Cái chết thương tâm của 2 đứa trẻ vì đuối nước trong ao vườn gia đình nhà mình tại xã An Dũng (Đức Thọ) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với sự bất cẩn của người lớn.

Trước đó, vào ngày 21/3/2021, Báo Hà Tĩnh cũng đã thông tin về cái chết của em L.H.B (SN 2011, trú tại thôn Vĩnh Hưng, xã Hương Xuân, Hương Khê). Vào khoảng 8h30’ ngày 20/3, em L.H.B đã ra chơi gần hồ nước vừa mới được đào dùng trữ nước tưới cây của gia đình, không may trượt chân rơi xuống hồ đuối nước tử vong.

Mùa khô hạn, việc các hộ dân làm kinh tế vườn đồi đào ao trữ nước tưới khá phổ biến ở nhiều địa phương Hà Tĩnh. Chỉ riêng xã An Dũng (Đức Thọ), có 3/13 thôn làm vườn đồi thì đã có đến 150 gia đình đào ao, hồ để trữ nước tưới. Riêng thôn Ngoại Xuân, nơi xẩy ra sự việc có khoảng 50 gia đình có từ 1-2 hồ/gia đình.

Điều đáng nói là do thói quen và sự chủ quan, hầu hết các ao hồ ở đây đều không sử dụng các hàng rào chắn ngăn ngừa, bảo vệ tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra đuối nước rất lớn ở trẻ nhỏ.

Hạn chế tình trạng đuối nước trẻ em ở Hà Tĩnh: Cần nhiều hơn sự quan tâm từ các bậc phụ huynh!

Hồ trữ nước của gia đình, nơi khiến em học sinh lớp 4 L.H.B (xã Hương Xuân, Hương Khê) tử vong hồi tháng 3/2021. Ảnh: Tư liệu

Ông Trịnh Xuân Thắng - Chủ tịch UBND xã Hương Xuân (Hương Khê) cho biết: “Thiếu nguồn nước tưới về mùa khô hạn, nhiều hộ dân đào hồ để trữ nước là hiện tượng phổ biến ở nhiều địa phương có kinh tế vườn đồi. Riêng ở xã Hương Xuân, gần đây nhờ khai thác nguồn nước thủy lợi từ sông Tiêm, khe Làng nên hiện tình trạng này không còn nhiều.

Tuy nhiên, sự việc, cháu L.H.B ở thôn Vĩnh Hưng đuối nước trong hồ trữ nước của gia đình, hồi tháng 3 là rất đáng tiếc. Sau vụ việc, chúng tôi cũng đã cảnh báo, đồng thời tìm quỹ đất và vận động bà con san lấp những ao hồ, kể cả mới và cũ trong ao vườn các gia đình để tránh gây nên những hậu quả không đáng có”.

Mặc dù thời gian qua, chính quyền và các lực lượng chức năng đã thường xuyên có nhiều biện pháp tuyên truyền, cảnh báo nhưng các vụ đuối nước vẫn xẩy ra, cho thấy vai trò tích cực của nhà trường và xã hội vẫn chưa đủ.

Hạn chế tình trạng đuối nước trẻ em ở Hà Tĩnh: Cần nhiều hơn sự quan tâm từ các bậc phụ huynh!

Chỉ riêng thôn Ngoại Xuân (An Dũng, Đức Thọ) có 50 hộ gia đình có ít nhất 1-2 hồ trữ nước để tưới tiêu không có các biện pháp ngăn ngừa tai nạn cho trẻ.

Bà Lê Thị Mai Hoa - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh chia sẻ: “Qua nhiều vụ trẻ em đuối nước gần đây, nhất là cái chết thương tâm của 2 bé ở thôn Ngoại Xuân, xã An Dũng (Đức Thọ) cho thấy vai trò của gia đình trong quản lý, bảo vệ trẻ là đặc biệt quan trọng.

Hiện nhiều bậc phụ huynh, nhất là ở các vùng nông thôn vì nhiều lý do nào đó vẫn còn mang tâm lý chủ quan đối với con em mình. Tôi mong rằng cùng với Sở LĐ-TB&XH, các cấp ngành và cơ quan chức năng, nhất là cơ quan, ban ngành phụ trách về lĩnh vực gia đình cần quan tâm tuyên truyền nhiều hơn, sâu sát hơn đến các địa phương về vấn đề này”.

Rõ ràng, đã có sự vào cuộc của ngành chức năng, chính quyền địa phương và các đoàn thể trong việc tuyên truyền phòng, chống đuối nước, song, những thông điệp đó vẫn chưa đến được với người dân ở mức độ cần thiết. Hiện nay, hằng ngày, ở các vùng có hồ chứa nước, tình trạng trẻ em tắm hồ khi không có sự quản lý của người lớn vẫn khá phổ biến; ở nhiều vùng nông thôn, bố mẹ vẫn chủ quan, chưa ý thức cao về mức độ nguy hiểm của những “cái bẫy chết người” khi đào ao trữ nước trong vườn mà không giáo dục, quản lý con cái về mức độ nguy hiểm của nó.

Từ những vụ việc đau lòng xảy ra trong thời gian gần đây, các ngành chức năng, chính quyền các địa phương và các đoàn thể cần nâng cao hơn nữa mức độ tuyên truyền, cảnh báo, đặc biệt cần phải lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp, cảnh báo cao hơn, mạnh hơn nữa nhằm nâng cao ý thức, nhận thức của Nhân dân.

Chủ đề Đuối nước, chết đuối

Đọc thêm

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.
Thông tin mới nhất về bão USAGI

Thông tin mới nhất về bão USAGI

Tin mới nhất về bão USAGI, hiện đang ở gần Nam Đài Loan, sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn, nguy cơ cao với tàu thuyền. Biển động rất mạnh.
Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.