Hạnh phúc không có tuổi

(Baohatinh.vn) - Hạ tuần tháng 8, chúng tôi về thôn Hồng Thủy, xã Xuân Hải (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) gặp cụ Nguyễn Duy Tâm - một người lính đi mở đường Hồ Chí Minh xuyên suốt dãy Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Năm nay, cụ Tâm đã bước sang tuổi 92 nhưng còn khỏe mạnh, phong độ. Da cụ hồng hào, thân hình rắn rỏi, trẻ hơn so với tuổi. Phong thái đĩnh đạc, nói chuyện lưu loát, khúc chiết, có sức thuyết phục người nghe.

Hạnh phúc không có tuổi

Cụ Nguyến Duy Tâm tự hào là bộ đội Trường Sơn

Trong căn nhà vườn đẹp ở thôn Hồng Thủy, tôi được nghe chuyện tình cảm của đôi vợ chồng bộ đội Trường Sơn năm xưa. Bà Tâm kể: “Năm nay tôi đã 82 rồi. Nhà tôi sinh năm 1926, hơn tôi 10 tuổi. Tháng 7/1949, ông đi bộ đội chống Pháp. Nhà tôi thuộc biên chế của Tiểu đoàn 15 công binh, Sư đoàn 304, quân chủ lực của Bộ Quốc phòng. Đơn vị từng tham gia chiến dịch Quang Trung đánh Pháp ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Hòa Bình trên đường số 6. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông nhà tôi không chiến đấu ở mặt trận chính. Đơn vị ông ấy được điều động sang Thượng Lào. Hòa bình lập lại ở miền Bắc, nhà tôi được giữ lại làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Đơn vị về đóng quân ở Thanh Hóa.

Quê tôi ở tỉnh Hưng Yên, một miền quê đẹp và nổi tiếng với đặc sản nhãn lồng, nhãn tiến vua. Ngày ấy, tôi thoát ly đi hoạt động, làm công nhân ở Thanh Hóa, gần nơi đóng quân của đơn vị ông ấy. Lúc ấy, đoàn thanh niên cơ quan tôi và đơn vị ông ấy kết nghĩa với nhau. Chúng tôi thường có những buổi sinh hoạt, tập hát, tập múa hoặc đi lao động giúp dân chống bão lụt, thu hoạch mùa màng. Từ đó, chúng tôi quen nhau, thân thiết, rồi yêu nhau. Ông ấy hay làm thơ tặng tôi. Ngỏ lời với tôi cũng bằng hai câu thơ, tôi nhớ suốt đời, không thể nào quên:

Ơi cô gái Hưng Yên đất nhãn lồng!

Em có về Xứ Nghệ với anh không?

Tôi nhận lời làm vợ ông Tâm. Đơn vị ông và cơ quan tôi tổ chức đám cưới, mời gia đình hai bên nội ngoại ra Thanh Hóa xác nhận lễ thành hôn. Lúc đó, đám cưới rất đơn giản, chỉ có trầu cau, trà, thuốc lá và bánh kẹo”.

Bà dừng lại nhìn ông âu yếm rồi kể tiếp:

“Ngày 23/5/1965, nhà tôi được cấp trên điều vào miền Nam chiến đấu. Tôi bế con tiễn ông đi chiến trường đánh Mỹ - ngụy. Thỉnh thoảng, nhà tôi viết thư về, kể về công việc của đơn vị là… Đoàn 559, lập các binh trạm, xây dựng lực lượng bộ đội Trường Sơn mở đường mòn Hồ Chí Minh từ Bắc vào Nam. Nội dung chủ yếu các bức thư là động viên tôi thay anh nuôi dạy các con. Tôi viết nhiều cánh thư động viên để nhà tôi yên tâm làm tốt nhiệm vụ. Nội dung cơ bản kể chuyện máy bay Mỹ oanh tạc cầu Hàm Rồng, thị xã Thanh Hóa, đánh phá làng mạc, hủy hoại quê nhà Xuân Hải, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, giết hại đồng bào ta. Kể cả chuyện bộ đội phòng không bắn rơi nhiều “Thần sấm”, “Con ma” của giặc. Những cánh thư đi thư về giữa vợ chồng chúng tôi đều đặn, kéo dài hơn 10 năm. Mãi khi nhà tôi ra Bắc công tác, có điều kiện gặp nhau thì thôi. Những bức thư ông ấy gửi, trước đây tôi lưu trữ dày cộm”.

Anh bạn lái xe buột miệng hỏi: “Bây giờ, hai cụ còn giữ được lá thư nào nữa không?”. Bà Tâm cười bảo: “Không chú ạ! Hồi dỡ nhà cũ để làm lại cái nhà này, tập thư nhà tôi gửi về bị thất lạc đâu mất. Lúc đó, tôi và nhà tôi tìm kiếm mãi nhưng không thấy. Tiếc lắm”.

Năm 1975, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cụ Tâm được chuyển ra miền Bắc công tác, được bổ nhiệm chức vụ Chủ nhiệm chính trị, cấp hàm Trung tá, đơn vị Sư đoàn 472. Đến năm 1982, cụ được về nghỉ hưu tại xã Xuân Hải. Nói là về hưu dưỡng già, nhưng cụ vẫn tích cực tham gia công tác xã hội, làm Bí thư chi bộ, đại biểu HĐND xã, Chủ tịch Hội CCB xã Xuân Hải. Hiện nay, tuy tuổi đã cao nhưng cụ vẫn được bầu làm Chủ tịch Hội CCB Trường Sơn xã Xuân Hải kiêm Ủy viên BCH Hội CCB bộ đội Trường Sơn huyện Nghi Xuân.

Giờ đã sang tuổi cửu tuần, hàng ngày, cụ Tâm vẫn đạp xe đi vận động con em trong xã quyên góp làm quỹ hoạt động của hội. Bà Tâm chia sẻ với “đồng chí chồng” bằng cách hỗ trợ 2 triệu đồng để làm quỹ hội. Cụ Tâm không phụ lòng vợ, tặng lại kỷ niệm chương và con lợn tiết kiệm cùng lời nhắn gửi: “Mỗi ngày bỏ vào 1.000 đồng tiết kiệm. Hết năm tiết kiệm được 360.000 đồng để làm quỹ”.

Về thôn Hồng Thủy, xã Xuân Hải, nghe chuyện tình của vợ chồng người lính Cụ Hồ từng tham gia chống Pháp, người bộ đội Trường Sơn năm xưa phá đá mở đường đánh Mỹ thật cảm động. Tôi ghi lại với hy vọng câu chuyện được lan tỏa với ý nghĩa giáo dục to lớn trong đời sống xã hội.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.