Hành trình từ người tìm đường đến người dẫn đường của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

(Baohatinh.vn) - Ngày 28/1/1941 - một ngày bình thường đã ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam mốc son đặc biệt, ngày trở về Tổ quốc của Nguyễn Ái Quốc - một con người đã đưa tới sự biến đổi lịch sử vĩ đại cho dân tộc.

Năm 1911, mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các sỹ phu, văn thân nhưng không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối, nên người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết định sang nơi khởi nguồn của khẩu hiệu Tự do - bình đẳng - bác ái để tìm hiểu những gì ẩn sau những mỹ từ đó, đồng thời tìm con đường cứu nước mới.

Hành trình từ người tìm đường đến người dẫn đường của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Bến Nhà Rồng - nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh Internet

Hành trình gần 30 năm ấy với những dấu mốc đặc biệt đã đưa Nguyễn Tất Thành đến với những thay đổi lớn trong nhận thức.

Từ năm 1911 đến 1919, Nguyễn Tất Thành đến nước Pháp và các nước châu Phi, châu Mỹ khác nhau để tìm hiểu thực chất về chủ nghĩa tư bản, về sự áp bức dân tộc của thực dân đế quốc. Tại đây, Người đã được thấy tận mắt cuộc sống bần cùng của giai cấp vô sản ở các nước tư bản phát triển và người dân thuộc địa. Người đã rút ra kết luận: Ở đâu cũng có người áp bức và người bị áp bức; các dân tộc muốn thoát khỏi nô lệ và áp bức bóc lột thì phải đoàn kết chống kẻ thù chung.

Hành trình từ người tìm đường đến người dẫn đường của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, tháng 12/1920. Ảnh Internet

Giai đoạn từ năm 1919 đến 1924, qua các hoạt động tại Pháp và Nga, Người đã thu nhận thêm nhiều hiểu biết về chủ nghĩa thực dân đế quốc.

Sau khi cùng một số chí sĩ yêu nước ở Pháp soạn thảo một bản yêu sách 8 điểm gửi lên Hội nghị Véc-xai nhưng không được chấp nhận, Người hiểu thêm về bản chất của chủ nghĩa thực dân đế quốc.

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Mùa hè năm 1920, Người đọc Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, sau đó, Người đã đứng về phía Quốc tế III, trở thành thành viên sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Với sự kiện này, sau gần 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước đã trở thành người cộng sản.

Sau Cách mạng tháng Mười Nga, thế giới có nhiều biến động lớn, Người đã đến đất nước của Lê-nin để nghiên cứu về lý luận và thực tiễn. Từ việc nhận thấy những thành quả trên đất nước Xô Viết, Người đã đi đến khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”(1).

Hành trình từ người tìm đường đến người dẫn đường của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc ở Paris (Pháp) năm 1919. (Ảnh: Tư liệu - TTXVN)

Trong khoảng thời gian từ 1924 đến 1941, Nguyễn Ái Quốc trực diện đấu tranh với thực dân Pháp ngay trên đất Pháp và các nước tư bản phát triển. Mặc dù bị theo dõi, kiểm duyệt, nhưng Nguyễn Ái Quốc đã thông qua báo chí, hội họp, mít tinh... để phô bày tội ác của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa của chúng. Hành động đó xuất phát từ lý tưởng “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi” với một niềm tin mãnh liệt: “Người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi... người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”(2).

Cuối năm 1929, khi được Quốc tế Cộng sản cử về Trung Quốc hoạt động, Người đã nghiên cứu tình hình hoạt động của các tổ chức cộng sản trong nước và đi đến quyết định hợp nhất 3 tổ chức cộng sản để lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam làm ngọn cờ vận động, lãnh đạo Nhân dân đấu tranh giành tự do, độc lập.

Từ năm 1930 - 1941, tuy hoạt động ở nước ngoài nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn chỉ đạo sát sao phong trào cách mạng trong nước. Tháng 6/1931, Người bị nhà cầm quyền Anh bắt giam ở Hồng Kông. Cuối năm 1932, Người được trả tự do, sau đó đến Liên Xô học tại Trường Quốc tế Lê-nin. Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô đến Diên An (Trung Quốc) làm việc tại Bộ chỉ huy Bát Lộ quân, sau đó bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam.

Hành trình từ người tìm đường đến người dẫn đường của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Từ ngày 6/1 - 7/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc). (Ảnh: Tư liệu - TTXVN)

Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua Cột mốc 108 biên giới Việt - Trung trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

Từ khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin đến khi trở về nước, với sự nhạy bén về chính trị, khả năng dự báo khoa học, Người đã đoán định được những thay đổi của thời cuộc, tháng 5/1941, đã triệu tập Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, đề ra những chiến lược và sách lược đúng đắn, đoàn kết, lãnh đạo cả dân tộc trong cuộc chiến giành độc lập, tự do.

Sau gần 30 năm đi tìm đường cứu nước, vượt qua biết bao khó khăn, trở ngại tưởng chừng như không thể vượt qua nổi, mong ước được trở về nước trực tiếp lãnh đạo Nhân dân đấu tranh để giải phóng dân tộc của Người đã trở thành hiện thực.

Ra đi là người tìm đường, khi trở về là người dẫn đường. Ngày 28/1/1941, không chỉ là ngày trở về của một người con ưu tú đã tìm thấy tương lai tươi sáng cho Tổ quốc, cho Nhân dân, mà qua đó còn khẳng định vai trò của Việt Nam từng bước hội nhập vào xu thế mới của nhân loại dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hành trình từ người tìm đường đến người dẫn đường của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Ngày 28/1/1941, Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tranh minh họa Internet

Bằng sự trải nghiệm của mình, Người đã biết đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đem đến thắng lợi vĩ đại cho cách mạng Việt Nam. Mặt khác, trong quá trình thực hiện khát vọng của dân tộc, Việt Nam đã góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh chung của nhân loại, góp phần đánh đổ chủ nghĩa thực dân, thúc đẩy lịch sử loài người tiến lên theo hướng nhân văn, tiến bộ.

Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức thực hiện là hiện thực hóa con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Đó là con đường duy nhất đúng của dân tộc ta. Thành công của sự nghiệp cao cả, vĩ đại này của dân tộc đã, đang và sẽ góp phần vào công cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.30.

(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr.40.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Đọc thêm

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Sáng 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Lễ công bố quyết định về việc phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị giữ chức Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao Quyết định của Bộ Chính trị.
Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên

Chí khí, tinh thần cách mạng của các thế hệ thanh niên đi trước là động lực để lớp lớp đoàn viên thanh niên Hà Tĩnh hôm nay rèn đức, luyện tài xây dựng quê hương, đất nước phát triển vững bền.
Cội nguồn khí phách anh hùng

Cội nguồn khí phách anh hùng

Lý Tự Trọng - người con ưu tú của vùng đất núi Hồng - sông La đã hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng; người ĐVTN cộng sản đầu tiên đã nêu tấm gương sáng ngời về khí phách hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
Những cán bộ thôn vùng giáo hết lòng vì dân, tiên phong việc Đảng

Những cán bộ thôn vùng giáo hết lòng vì dân, tiên phong việc Đảng

Hơn 20 năm đồng hành, sát cánh cùng nhau trên cương vị cán bộ thôn, cũng là chừng đó thời gian Bí thư Chi bộ Nguyễn Đình Hợp và Trưởng thôn Phạm Ngôn - 2 đảng viên là giáo dân luôn bền bỉ, miệt mài làm “cầu nối” ý Đảng, lòng dân. Họ cũng là những người “thắp lửa” tinh thần đoàn kết và khí thế xây dựng nông thôn mới, góp phần đổi thay diện mạo thôn giáo Hương Long, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Bản tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam

Lời tuyên bố đanh thép của anh Lý Tự Trọng trước kẻ thù “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác” là kim chỉ nam cho hành động, là tuyên ngôn về lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hôm qua, hôm nay và mãi về sau.
Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2024

Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2024

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng ghi nhận những đóng góp của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian qua và mong rằng, với cương vị, trách nhiệm của mình, các đồng chí sẽ tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Tích cực đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận

Phát huy truyền thống 94 năm ngành công tác dân vận của Đảng, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, công tác dân vận trên địa bàn Hà Tĩnh không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Qua đó, góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của tỉnh nhà, nhân lên niềm tin giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân.