Hệ thống pháo phản lực Mỹ đến Ukraine

Ukraine thông báo đã nhận được tổ hợp pháo phản lực cơ động cao M142 HIMARS do Mỹ viện trợ, trong bối cảnh giao tranh khốc liệt ở miền đông.

“HIMARS đã đến Ukraine. Cảm ơn đồng nghiệp và cũng là người bạn của tôi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin III, vì những vũ khí mạnh mẽ này. Mùa hè sẽ rất nóng với người Nga và cũng là mùa hè cuối cùng cho nhiều người trong số họ”, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov đăng Twitter.

Mỹ và các đối tác NATO đang gửi cho Ukraine các loại vũ khí trang bị hạng nặng, như lựu pháo và tổ hợp pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS. HIMARS được cho là sẽ cung cấp cho lực lượng của Ukraine khả năng tấn công xa hơn vào phòng tuyến của Nga và ở khoảng cách được bảo vệ tốt hơn trước vũ khí tầm xa của Nga.

Hệ thống pháo phản lực Mỹ đến Ukraine

Hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 HIMARS phóng hỏa lực trong cuộc tập trận quân sự Sư tử châu Phi ở vùng Grier Labouihi, đông nam Morocco tháng 6/2021. Ảnh: AFP.

Hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 HIMARS, mẫu pháo tầm trung sử dụng đầu đạn dẫn đường chính xác, được cho là vũ khí quan trọng mà các lãnh đạo Ukraine đã yêu cầu Mỹ viện trợ để chặn đà tiến công của lực lượng Nga ở các mặt trận ác liệt tại khu vực Donbass như Severodonetsk.

Phương Tây đã gửi vũ khí đến Ukraine để giúp nước này đối phó lực lượng Nga, song Kiev phàn nàn rằng họ chỉ nhận được một phần nhỏ so với những gì họ cần và đang kêu gọi viện trợ thêm vũ khí hạng nặng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá một tỷ USD , gồm 18 lựu pháo M777 và 36.000 viên đạn cỡ 155 mm, hai hệ thống phòng thủ bờ sử dụng tên lửa chống hạm Harpoon, cùng một số đạn tầm bắn 80 km cho tổ hợp pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS. Mỹ cũng sẽ chuyển cho Ukraine hàng nghìn bộ đàm, kính nhìn đêm và camera ảnh nhiệt.

Gói viện trợ mới đưa mức hỗ trợ an ninh của Mỹ cho Ukraine tăng lên 5,6 tỷ USD kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Các lô vũ khí trước đó bao gồm tên lửa phòng không Stinger, tên lửa chống tăng Javelin, lựu pháo M777, trực thăng Mi-17 và nhiều thiết bị khí tài bộ binh.

Tổng thống Biden cũng công bố gói viện trợ nhân đạo 225 triệu USD, giúp cung cấp lương thực, nước uống, vật tư y tế và đồ dùng thiết yếu cho Ukraine.

M142 HIMARS là pháo phản lực phóng loạt tự hành đặt trên khung gầm bánh lốp, được phát triển từ tổ hợp M270 MLRS. Mỗi hệ thống HIMARS được biên chế kíp vận hành ba người, có thể mang 6 quả đạn M31 cỡ nòng 227 mm với tầm bắn 70-80 km hoặc một tên lửa chiến thuật MGM-140 ATACMS có khả năng đánh trúng mục tiêu cách 300 km.

Việc sử dụng khung gầm bánh lốp cho phép HIMARS cơ động với tốc độ tới 85 km/h trên đường bộ, trong khi sự nhỏ gọn giúp nó có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải. Các khẩu đội M142 có thể nhanh chóng tiếp cận và rời khỏi trận địa ngay khi có lệnh.

Pháo M142 thể hiện nhiều ưu điểm so với việc không kích bằng máy bay thông thường, nhất là khả năng thực hiện nhiệm vụ trong thời tiết xấu. Thời gian triển khai chớp nhoáng cũng giúp HIMARS tung đòn yểm trợ và phủ đầu trước khi đối phương kịp phản ứng.

Tổng thống Vladimir Putin từng cảnh báo Nga sẽ triển khai vũ khí tập kích những mục tiêu trước đây chưa từng bị tấn công, một khi Mỹ chuyển giao các hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS cho Ukraine. Moskva nhiều lần nhấn mạnh động thái bơm vũ khí của phương Tây cho Kiev sẽ chỉ làm kéo dài xung đột, đồng thời tuyên bố nhắm mục tiêu các lô vũ khí này khi chúng tới lãnh thổ Ukraine.

Ukraine nhận được vũ khí mới trong bối cảnh giao tranh khốc liệt ở miền đông, khi lực lượng Nga đẩy mạnh đà tiến công nhằm kiểm soát toàn bộ tỉnh Lugansk. Hai thành phố Severodonetsk và Lysychansk ở Lugansk đã trở thành “rốn hỏa lực” của pháo binh Nga vài tuần qua.

Nếu chiếm được hai thành phố này, Nga sẽ kiểm soát hoàn toàn tỉnh Lugansk, từ đó tạo bàn đạp tiến sang Sloviansk và Kramatorsk, thành phố thuộc tỉnh Donetsk. Đây sẽ là những mục tiêu cuối cùng để Nga hoàn thành mục tiêu “giải phóng” vùng Donbass ở đông Ukraine.

Theo Huyền Lê/VNE

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.