Hoàn thiện các dự thảo luật bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan hết sức cầu thị, lắng nghe ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các dự luật, những vấn đề người dân, doanh nghiệp thấy còn vướng mắc cần tháo gỡ để hoàn thiện các dự thảo luật bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Sáng 12/8, tại Nhà Quốc hội, phát biểu khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, đây là phiên họp chuyên đề pháp luật thứ 5 được tổ chức từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay.

Theo đó, trong 3 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua.

Cụ thể là các dự án: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Các đại biểu dự phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)
Các đại biểu dự phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

"Các dự án luật trên thuộc nhiều lĩnh vực, được dư luận xã hội rất quan tâm, như dự án Luật Công đoàn (sửa đổi); có tác động lớn đối với người dân và doanh nghiệp như dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương như dự án Luật Di sản văn hoá (sửa đổi), dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ...", Chủ tịch Quốc hội cho biết.

Tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội đã có hơn 200 lượt ý kiến đại biểu phát biểu, tranh luận tại hội trường và hơn 900 lượt ý kiến phát biểu tại tổ đối với các dự án luật trên. Đây đều là những ý kiến trách nhiệm, tâm huyết.

Sau Kỳ họp, các cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra đã nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Đồng thời, chủ động tổ chức nhiều cuộc khảo sát, toạ đàm, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia, đối tượng chịu sự tác động để tiếp tục hoàn thiện các dự thảo luật.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, báo cáo rõ những vấn đề nào đã tiếp thu, vấn đề nào chưa tiếp thu, lý do tại sao; những vấn đề nào còn chưa thống nhất giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo.

"Chúng ta tiếp tục thực hiện đúng tinh thần: cho dù chỉ một ý kiến còn khác nhau cũng được nghiên cứu, giải trình đầy đủ để đại biểu Quốc hội thấy được sự đóng góp của đại biểu và tiếp thu, giải trình của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra rất chặt chẽ, bảo đảm yêu cầu trong xây dựng pháp luật", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Đối với việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan bám sát quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo như Chương trình đã trình Quốc hội thông qua. Cùng với đó, qua cuộc khảo sát, toạ đàm, hội thảo được tổ chức vừa qua rút ra vấn đề gì cần thiết phải bổ sung vào dự thảo luật thì cũng cần bám sát nguyên tắc xây dựng pháp luật.

"Chúng ta cần hết sức cầu thị, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các cơ quan, cá nhân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các dự luật, những vấn đề người dân, doanh nghiệp thấy còn vướng mắc cần tháo gỡ để hoàn thiện các dự thảo luật bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Cho biết Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 178 ngày 27/6/2024 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu tham dự phát biểu rõ quan điểm, chính kiến một cách khách quan, không né tránh vấn đề khó, nhạy cảm, dễ xảy ra trục lợi chính sách; tập trung làm rõ, đi thẳng vào những vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, tới đây, Quốc hội dự kiến sẽ tổ chức Diễn đàn xây dựng pháp luật để bàn sâu hơn, kỹ hơn về công tác lập pháp làm sao để nâng cao hơn nữa chất lượng lập pháp, phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các cấp, các nhà khoa học, các nhà làm luật chuyên nghiệp đóng góp cho công tác xây dựng pháp luật.

nhandan.vn

Đọc thêm

Hà Tĩnh - Viêng Chăn hội đàm hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Hà Tĩnh - Viêng Chăn hội đàm hợp tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Đoàn công tác tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành hội đàm với Ban Công tác đặc biệt Thủ đô Viêng Chăn để đánh giá kết quả thực hiện công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ mùa khô năm 2024 - 2025, đồng thời thống nhất một số nội dung phối hợp thực hiện thời gian tới.  
Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của nước ta là người Hà Tĩnh

Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của nước ta là người Hà Tĩnh

Trong số hơn 400 nhà báo nước ta hy sinh trong chiến tranh, liệt sỹ Trần Kim Xuyến (SN 1921, quê xã Sơn Mỹ cũ, nay là xã Tân Mỹ Hà, Hương Sơn, Hà Tĩnh) là trường hợp hy hữu, mang tính chất đặc biệt. Ông hy sinh khi còn rất trẻ (26 tuổi), lại đang là ĐBQH khóa I và giữ nhiều cương vị quan trọng khác.
Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Vấn đề hôm nay: Phát huy trí tuệ toàn dân trong sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội đang tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Làm thế nào để phát huy trí tuệ toàn dân trong góp ý sửa đổi Hiến pháp ở Hà Tĩnh? Nội dung sẽ được phân tích trong chương trình Vấn đề hôm nay với sự tham gia của 2 khách mời.
Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả tuyên truyền của Báo Hà Tĩnh

Sáng 22/5, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Báo Hà Tĩnh để nghe báo cáo tình hình, kết quả nhiệm vụ thời gian qua và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Cùng dự buổi làm việc có Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Hà Văn Hùng; lãnh đạo Đảng ủy UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy, Sở VH-TT&DL.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Báo Hà Tĩnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng ghi nhận Báo Hà Tĩnh luôn bám sát các chủ trương của Trung ương, của tỉnh, đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.