“Hoạn Thư ghen” - khi nhân vật trong kiệt tác Truyện Kiều bước ra đời thực

(Baohatinh.vn) - Sự nhập tâm, biến hóa tài tình của các nghệ sỹ đến từ CLB Sân khấu Biển Hẹn (Hội Nghệ sỹ Sân khấu Hải Phòng) trong vở kịch thơ “Hoạn Thư ghen” vừa được công diễn tại Hà Tĩnh đã đưa các nhân vật từ trong kiệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du bước ra đời thực…

“Hoạn Thư ghen” - khi nhân vật trong kiệt tác Truyện Kiều bước ra đời thực

Vở kịch thơ “Hoạn Thư ghen” được công diễn tại Trung tâm Văn hóa TP Hà Tĩnh hai đêm 23 và 24/9.

Diễn viên U70 hóa nhân vật tuyệt sắc giai nhân tuổi đôi mươi

Đây là lần đầu tiên vở kịch thơ “Hoạn thư ghen” được công diễn ở Hà Tĩnh, đúng vào dịp kỷ niệm 255 ngày sinh và tưởng niệm 200 ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Du. Vở kịch do các nghệ sỹ đã ở tuổi 60 - 80 tuổi thể hiện, vào vai những nhân vật tuyệt sắc giai nhân và tài trí ở tuổi đôi mươi.

Trong vòng hơn 1 giờ đồng hồ, không ít lần khán giả cười ồ bởi cảnh “tréo ngoe” của nhân vật Thúc Sinh khi vướng vào mối tình tay ba và những màn đối phó với người vợ ghê gớm, mưu mẹo. Nhưng, cũng không ít lần trầm hẳn xuống khi chứng kiến sự giằng xé nỗi đau của nàng Kiều, sự ê chề bị đánh ghen hay cả nỗi đau mà chính Hoạn Thư phải mang “chồng chung chưa dễ ai chiều được ai”.

“Hoạn Thư ghen” - khi nhân vật trong kiệt tác Truyện Kiều bước ra đời thực

Khán giả không rời mắt trước diễn biến hấp dẫn của vở kịch thơ.

Cái tài của đạo diễn NSƯT Trần Tường và các diễn viên gạo cội chính là “thổi” vào tác phẩm quá quen thuộc cảm xúc mới lạ mà rất đời, đưa khán giả “chạm” được vào những nàng Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh bằng xương, bằng thịt.

Chị Trần Thị Hà (phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) cho biết: “Tôi bị cuốn vào lối diễn tự nhiên, chân thật và hấp dẫn của dàn diễn viên gạo cội. Dù không còn ở lứa tuổi đôi mươi nhưng thần sắc, kỹ thuật sân khấu của diễn viên đã đẩy cảm xúc người xem lên cao nhất. Đặc biệt là nhân vật Hoạn Thư, khán giả có cái nhìn thấu đáo, cảm thông hơn đối với nhân vật được xem là có “đòn ghen” thâm độc nhất lịch sử văn học Việt Nam”.

Truyền tải thông điệp nhân văn…

“Hoạn Thư ghen” - khi nhân vật trong kiệt tác Truyện Kiều bước ra đời thực

Lối ghen đi vào lịch sử văn học Việt Nam nhưng cũng rất kín kẽ, nhân văn...

“Hoạn Thư ghen” là một trích đoạn tiêu biểu trong Truyện Kiều. Đoạn trích không chỉ xây dựng hình ảnh ghen tuông của Hoạn Thư mà còn bởi tính đời trong tác phẩm. Đó cũng là điểm hấp dẫn khiến vở kịch thơ thu hút và lấy lòng được khán giả.

Nhà giáo Hoàng Xuân Khóa - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Kiều học Việt Nam, Chi hội trưởng Chi hội Kiều học Hải Phòng cho biết: “Chúng tôi đã dày công xây dựng, luyện tập suốt 6 tháng liền để đưa đến cho khán giả vở kịch hay nhất, thể hiện được tư tưởng, ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà Đại thi hào Nguyễn Du để lại cho nhân loại; đồng thời, truyền tải thông điệp về cách hành xử văn minh, văn hóa trong đời sống vợ chồng và xã hội”.

Hoạn Thư của vở kịch thơ “Hoạn Thư ghen” bước ra vẫn là người đàn bà ghê gớm, nham hiểm, trả thù chồng và tình địch theo kiểu “giết người không dao”. Nhưng, đó cũng là một người sắc sảo, trọng tài và có ứng xử văn hóa. Dù ở địa vị xã hội cao (là con gái quan Lại Bộ) nhưng bà vẫn chọn cách hành xử kín kẽ, giữ danh dự cho chồng và hạnh phúc gia đình - “Nỗi lòng kín chẳng ai hay/ Ngoài tai để mặc gió bay mé ngoài”.

“Hoạn Thư ghen” - khi nhân vật trong kiệt tác Truyện Kiều bước ra đời thực

... và gửi gắm đến đương đại thông điệp về giữ gìn hanh phúc gia đình (ảnh: Internet)

Thông điệp đó còn nguyên giá trị ở đương đại đến hơn 200 năm sau. Hành xử văn minh và nhân văn, loại bỏ người tình và giáo dục thói trăng hoa nhưng vẫn “giữ lửa” cho hôn nhân gia đình.

Đồng thời, vở kịch còn là ý nhị đưa ra cảnh báo thực trạng đang diễn ra ở xã hội thời nay về hành xử ghen tuông. Đó là những màn đánh đập, la hét, xé áo quần, cắt tóc… ngay giữa thanh thiên bạch nhật; hay những đáp trả cạn tình, cạn nghĩa của vợ chồng khi xảy ra mâu thuẫn…

Điều đáng nói, nó như loại vi-rút đang lan truyền trong giới trẻ, thậm chí đánh ghen lột đồ, dằn mặt tình địch còn được cổ súy và “đẩy thuyền” của “hội chị em”. Vô hình trung, bạo lực được thừa nhận và đẩy những mối quan hệ vợ chồng mất đi giá trị thiêng liêng vốn có, tiềm ẩn những mối bất ổn xã hội.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Mùa vui nay đã về

Mùa vui nay đã về

Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.