Tiếng Kiều vọng mãi qua từng vai diễn trên quê hương Nguyễn Du

(Baohatinh.vn) - Bằng niềm đam mê trò Kiều, bằng tình yêu dành cho Truyện Kiều và Nguyễn Du, các nghệ nhân Hà Tĩnh đã và đang giúp tiếng Kiều vọng mãi trên quê hương Đại thi hào.

Tiếng Kiều vọng mãi qua từng vai diễn trên quê hương Nguyễn Du

Cảnh diễn trong màn “Thúy Kiều báo ân, báo oán” do CLB trò Kiều Xuân Liên (Nghi Xuân) dàn dựng.

Truyện Kiều từ xưa đã được lưu truyền trong đời sống Nhân dân. Các tình huống cũng như các nhân vật trong Truyện Kiều đã được khai thác, đưa vào các loại hình nghệ thuật, trong đó, trò Kiều là nơi các nhân vật trong Truyện Kiều được tái hiện nhiều nhất, rõ nét nhất.

Nghệ nhân Mai Thị Dõng (63 tuổi, CLB Trò Kiều xã Xuân Liên, Nghi Xuân) cho biết: “Lúc tôi 17 tuổi, bố tôi làm trưởng đội trò Kiều của làng nên đã khuyến khích con gái tham gia. Ngay trong lần đầu tiên đó, tôi đã được giao vào vai Thúy Kiều. Để thể hiện tốt nhất vai diễn, tôi đã tìm hiểu thêm về thân phận nàng Kiều trong tác phẩm rồi đặt ra ngoài đời sống. Nhờ đó, vai diễn của tôi rất chân thực và sinh động”.

Tiếng Kiều vọng mãi qua từng vai diễn trên quê hương Nguyễn Du

Nghệ nhân Mai Thị Dõng (CLB trò Kiều xã Xuân Liên) có hơn 45 năm đóng vai Thúy Kiều

Kể từ đó đến nay, bà Dõng đã có hơn 45 năm diễn vai nàng Kiều. Tuy vậy, bà dường như vẫn chưa trải qua hết những cảm xúc của nhân vật. Giờ đây, bà Dõng không còn làm diễn viên nữa mà chuyển sang công tác giảng dạy, trao truyền nghiệp diễn trò Kiều cho thế hệ trẻ. Với bà, yêu trò Kiều, dành tâm huyết cho các vai diễn còn là trách nhiệm, giúp lan tỏa những giá trị của Truyện Kiều đến thế hệ mai sau.

Tiếng Kiều vọng mãi qua từng vai diễn trên quê hương Nguyễn Du

Năm nay đã 63 tuổi, bà Dõng vẫn tiếp tục sinh hoạt trong CLB trò Kiều với vai trò truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Có một thế hệ người Hà Tĩnh đã biết đến Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du từ lúc còn chưa biết chữ. Tình cảm đối với Truyện Kiều càng trở nên đậm đà hơn khi làng xã tổ chức biểu diễn trò Kiều. Từ trên những sân khấu đơn sơ ấy, những nhân vật như Thúy Kiều, Kim Trọng, Hoạn Thư… đã đi vào đời sống của Nhân dân không biết tự lúc nào.

Tiếng Kiều vọng mãi qua từng vai diễn trên quê hương Nguyễn Du

Chị Nguyễn Thị Vịnh (bên trái) người đóng vai Hoạn Thư ở CLB trò Kiều Xuân Liên. Trong ảnh: Chị Vịnh thắp hương trước bàn thờ tổ chuẩn bị màn diễn

Chị Nguyễn Thị Vịnh (42 tuổi, diễn viên của CLB Trò Kiều xã Xuân Liên) cho biết: “Tôi tham gia CLB Trò Kiều của xã xuất phát từ tình yêu dành cho Nguyễn Du và Truyện Kiều. Tại đây, tôi được giao vai Hoạn Thư. Vai diễn ấy cũng gắn bó với tôi trong nhiều năm liền. Có lẽ do tôi hiểu Truyện Kiều và nhân tình thế thái nên vai diễn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc. Đến bây giờ, có nhiều người vẫn gọi tôi bằng cái tên Hoạn Thư”.

Ông Phan Văn Trường vai Tú Bà trong trích đoạn "Kiều ở lầu xanh"

Không chỉ ở Xuân Liên, người dân ở nhiều địa phương khác cũng thể hiện tình yêu của mình với Nguyễn Du, với Truyện Kiều bằng hình thức khôi phục các vở diễn. Ở CLB Trò Kiều xã Hồng Lộc (Lộc Hà), nhiều thế hệ diễn viên cũng đã và đang góp phần lan tỏa giá trị Truyện Kiều vào đời sống Nhân dân. Ông Phan Văn Trường (58 tuổi), người có thâm niên 45 năm gắn với trò Kiều trên đất Hồng Lộc, cho biết: “Tôi theo cha đi diễn trò Kiều từ năm 13 tuổi. Ban đầu, tôi được giao các vai như tiểu đồng dắt ngựa cho Kim Trọng, rồi các vai hề… Đến năm 1985, thì được giao vai Tú Bà”.

Tiếng Kiều vọng mãi qua từng vai diễn trên quê hương Nguyễn Du

“Tú bà” Phan Văn Trường được bà con yêu mến mỗi lần xuất hiện. Trong ảnh: CLB Trò Kiều Hồng Lộc trong lễ ra mắt tháng 10/2019

Ông Trường kể: “Cận tết năm 1985, cụ Phan Tuyên, người diễn vai Tú Bà già yếu. Đội trò Kiều Hồng Lộc không tìm được người thay thế. Lo lắng hội xuân năm đó không diễn được trò Kiều thì bà con sẽ mất vui, tôi liền mạnh dạn ứng cử. Bỏ qua sự ngại ngùng, tôi đã diễn say sưa đến mức sau đó ra đường từ người già đến trẻ con đều gọi vui tôi là ông Tú Bà”.

Tiếng Kiều vọng mãi qua từng vai diễn trên quê hương Nguyễn Du

45 năm gắn bó với trò Kiều giúp ông Phan Văn Trường thấy cuộc sống thêm nhiều ý nghĩa

Theo ông Trường, nhờ đóng trò Kiều, cuộc sống của ông có nhiều niềm vui. Ông được bà con gần xa mến mộ, dành cho nhiều ưu ái. Đáp lại, ông luôn ý thức trau dồi lối diễn xuất, giọng hát để phục vụ bà con. Bây giờ hễ đến dịp có hội trò Kiều, mọi người lại háo hức chờ mong màn của “Tú Bà” Phan Văn Trường.

Bằng niềm đam mê trò Kiều, bằng tình yêu dành cho Truyện Kiều và Nguyễn Du, các nghệ nhân đã và đang giúp tiếng Kiều vọng mãi trên quê hương Đại thi hào.

Chủ đề 255 NĂM NGÀY SINH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…