Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

(Baohatinh.vn) - Tự hào về người con kiệt xuất, chúng ta nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy các di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, chung sức xây dựng Hà Tĩnh giàu về kinh tế, vững mạnh về chính trị, QP-AN, đậm đà bản sắc văn hóa.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn đã khẳng định quyết tâm đó trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du, do tỉnh Hà Tĩnh tổ chức vào tối 26/9.

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Tự hào về người con kiệt xuất

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nhấn mạnh, Hà Tĩnh - vùng đất “Địa linh - Nhân kiệt”; Nhân dân từ bao đời nay có truyền thống cần cù trong lao động, yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất, sống nghĩa tình, thủy chung; thời kỳ nào cũng xuất hiện những bậc anh hùng hào kiệt. Tiêu biểu như Mai Hắc Đế, Đặng Tất, Đặng Dung, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Ngô Đức Kế; các nhà cách mạng xuất sắc như Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập; danh họa Nguyễn Phan Chánh, học giả Hoàng Xuân Hãn, nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu…

Tiêu biểu là Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, người đã để lại một di sản văn chương đồ sộ, nhất là kiệt tác Truyện Kiều - đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam, làm rạng rỡ văn hoá dân tộc và quê hương Hà Tĩnh trên trường quốc tế.

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm 1765. Họ Nguyễn Tiên Điền, Nghi Xuân nửa cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là dòng tộc nổi tiếng với câu ca: Bao giờ Ngàn Hống hết cây/ Sông Rum hết nước họ này hết quan... Bố Nguyễn Du là Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm từng giữ chức Tể tướng đầu triều. Mẹ là Bà Trần Thị Tần, xuất thân từ dòng họ có truyền thống khoa bảng ở Kinh Bắc. Truyền thống dòng tộc, sự giao thoa của văn hóa xứ Nghệ - miền quê của những làn điệu dân ca ví giặm đằm thắm, dung dị, sâu sắc với vùng đất Kinh Bắc mượt mà của dân ca Quan Họ và văn hóa bác học kinh kỳ Thăng Long đã sinh thành, nuôi dưỡng Nguyễn Du trở thành một nhân cách lớn, tâm hồn lớn và tài năng vượt thời đại.

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Không gian Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Ảnh P.V

Từ hiện thực sinh động của xã hội, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, những cảnh đời ngang trái, rồi khi làm quan, đi sứ, lúc phải bôn ba giữa vòng xoáy tao loạn ở các miền quê; từ mạch nguồn văn phái Hồng Sơn, nối tiếp dòng văn Tiên Điền, bằng tài năng và trái tim nhạy cảm của một nghệ sỹ bậc thầy, Nguyễn Du đã viết nên những áng văn chương thấm đẫm triết lý nhân sinh, tiêu biểu như “Thanh Hiên thi tập”, “Nam Trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục”, “Văn chiêu hồn” và đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều.

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Truyện Kiều là tiếng nói tố cáo các thế lực phong kiến bất công, bạo tàn; là bản tình ca vẻ đẹp tài sắc, đức hạnh của người phụ nữ, về tình yêu lứa đôi, về giấc mơ công lý và khát khao cháy bỏng vươn tới hạnh phúc của con người.

Truyện Kiều thể hiện biệt tài trong miêu tả thiên nhiên, khắc họa thế giới nội tâm con người; là hội tụ vẻ đẹp thanh cao, biểu cảm tinh tế, lung linh đầy màu sắc, âm thanh của Tiếng Việt; sự kết tinh mẫu mực của thể thơ lục bát dân tộc, có sức lôi cuốn diệu kỳ, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mọi tầng lớp Nhân dân từ xưa đến nay, vượt ra khỏi không gian bờ cõi quốc gia, dân tộc, làm lay động trái tim bạn bè khắp năm châu, bốn biển. Từ lúc ra đời cho đến nay, Truyện Kiều như một dư chấn tạo thành “văn hóa Kiều” hết sức độc đáo, hấp dẫn chưa từng có trong lịch sử văn học dân tộc và ở nhiều quốc gia.

“Từ hiện thực sinh động của xã hội, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, những cảnh đời ngang trái, rồi khi làm quan, đi sứ, lúc phải bôn ba giữa vòng xoáy tao loạn ở các miền quê; từ mạch nguồn văn phái Hồng Sơn, nối tiếp dòng văn Tiên Điền, bằng tài năng và trái tim nhạy cảm của một nghệ sỹ bậc thầy, Nguyễn Du đã viết nên những áng văn chương thấm đẫm triết lý nhân sinh, tiêu biểu như “Thanh Hiên thi tập”, “Nam Trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục”, “Văn chiêu hồn” và đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều” - Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Tôn vinh những cống hiến to lớn của Đại thi hào Nguyễn Du đối với văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi của nhân loại, năm 1965, Hội đồng Hòa bình thế giới đã quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cùng với 8 danh nhân văn hóa trên toàn thế giới. Gần 50 năm sau - năm 2013, Đại hội đồng UNESCO quyết định vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du cùng 107 danh nhân văn hóa của nhân loại.

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Lãnh đạo tỉnh, Hội Kiều học Việt Nam trao giải cho các tác giả đạt giải VHNT Nguyễn Du lần thứ VII.

Năm nay, tròn 200 năm ngày mất của Người, tổ chức UNESCO đã có chủ trương vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du với nhiều hoạt động ý nghĩa. Ở Việt Nam và trên quê hương Hà Tĩnh, nhiều hoạt động được tổ chức với những hình thức phù hợp, ý nghĩa. Thông qua các hoạt động, một lần nữa khẳng dịnh dù phải trải qua bao thăng trầm dâu bể, nhưng tên tuổi và di sản văn hóa Nguyễn Du mãi mãi xuyên thời đại, luôn là niềm tự hào lớn lao của các thế hệ người Việt Nam.

Hà Tĩnh tiếp bước Đại thi hào

Diễn văn của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cũng khẳng định, tự hào là quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh luôn ý thức được trách nhiệm, sứ mệnh phải tiếp bước xứng đáng với công lao của các bậc tiền nhân.

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do sự cố môi trường biển, thiên tai, lũ lụt, cháy rừng, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid - 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực đời sống xã hội nhưng Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã thể hiện rõ bản lĩnh, kiên định vững vàng, đoàn kết, thống nhất, phát huy sức mạnh của toàn dân, kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ.

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

KKT Vũng Áng trở thành động lực phát triển của tỉnh.

Kinh tế dần phục hồi sau sự cố môi trường và tăng trưởng cao, cơ cấu chuyển dịch tích cực. Quy mô nền kinh tế gấp 1,6 lần so với đầu nhiệm kỳ, thuộc nhóm đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ. Thu ngân sách đạt trung bình khá, đứng thứ 21 của cả nước. KKT Vũng Áng trở thành động lực phát triển của tỉnh. Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM đạt kết quả nổi bật, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, được Thủ tướng Chính phủ đồng ý xây dựng đề án thí điểm tỉnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025 và huyện Nghi Xuân đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu, điển hình về văn hóa, gắn với phát triển du lịch.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội chuyển biến tiến bộ, các giá trị di sản văn hóa được bảo tồn, phát huy. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; ca trù là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp; Mộc bản Trường học Phúc Giang và sách Hoàng Hoa sứ trình đồ được công nhận là di sản tư liệu Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Giáo dục đào tạo đạt nhiều kết quả nổi bật; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 3%; QP-AN, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục mở rộng, phát huy hiệu quả.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thường xuyên được quan tâm chăm lo. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Công tác tổ chức, cán bộ có nhiều đổi mới; quy trình cán bộ được thực hiện đảm bảo dân chủ, công tâm, công khai, minh bạch, tạo được đồng thuận và thống nhất cao.

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Chương trình MTQG xây dựng NTM ở Hà Tĩnh đạt kết quả nổi bật, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn, từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Là một trong 5 địa phương có số đơn vị hành chính cấp xã sáp nhập nhiều nhất cả nước với hơn 30% tổng số xã toàn tỉnh, nhưng quá trình thực hiện tạo được đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Công tác kiểm tra, giám sát, nội chính và phòng chống tham nhũng được tăng cường.

Thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng các cấp, Hà Tĩnh tổ chức đại hội cấp cơ sở và cấp trên cơ sở đảm bảo đúng quy định, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc 4 nội dung, tạo sự đồng thuận cao, củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, trách nhiệm cao; đến nay cơ bản công tác chuẩn bị đã hoàn thành và sẽ tổ chức đại hội vào trung tuần tháng 10/2020.

Nguyện gìn giữ, phát huy các di sản của Đại thi hào

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: “Để tri ân các bậc tiền nhân, chúng ta càng phải có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp những giá trị văn hóa của dân tộc, của quê hương, đặc biệt là những giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều".

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Theo đó, tiếp tục quan tâm đầu tư lĩnh vực văn hóa, xây dựng các giá trị chuẩn mực của con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn, tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng và sáng tạo các giá trị văn hóa; tạo nền tảng tinh thần, động lực to lớn để thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, QP-AN đảm bảo, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân; đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trên nền văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Huy động mọi nguồn lực để đầu tư, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Làm tốt hơn nữa tuyên truyền, quảng bá di sản Nguyễn Du và Truyên Kiều với bạn bè thế giới; xây dựng Đề án Lễ hội danh nhân thành một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn.

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Toàn cảnh Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du ở thị trấn Tiên Điền (Nghi Xuân). Ảnh: Thành Nam

Các hoạt động kỷ niệm về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du năm nay diễn ra trước thời điểm rất có ý nghĩa - Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, hướng tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Ngưỡng vọng Đại thi hào Nguyễn Du, mỗi chúng ta càng thấm thía những câu Kiều ngợi ca phẩm giá con người, như nhắn nhủ thế hệ hôm nay về công tác con người, nhất là đối với công tác cán bộ là then chốt của then chốt, là mắt xích quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, gắn với nhân sự đại hội Đảng.

Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong bài viết “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng” và nhiều lần đã nhấn mạnh, phải lựa chọn được những cán bộ “phải vừa có Đức vừa có Tài, trong đó Đức là gốc - “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Đó phải thật sự là những đồng chí tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo tỉnh nhà phát triển bền vững trước những yêu cầu của chặng đường mới.

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Các hoạt động kỷ niệm về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du năm nay diễn ra trước thời điểm rất có ý nghĩa - Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, hướng tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Đã 200 năm trôi qua, Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới vẫn và mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận, làm lay động trái tim của chúng ta. Nói về trách nhiệm đối với di sản văn hóa của Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều, bà Katherine Muller Marin - Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam khi phát biểu tại Lễ kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du đã khẳng định: “Trong một thế giới luôn luôn thay đổi, các tác phẩm bất hủ của Nguyễn Du cần được gìn giữ và chia sẻ thông qua nỗ lực không ngừng để nghiên cứu dịch thuật, giảng dạy và quảng bá làm cho các thế hệ tiếp nối biết đến và học hỏi từ Ông”.

Thiện căn ở tại lòng ta.

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

“Kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du, Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh tự hào về người con kiệt xuất, về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, chúng ta nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy các di sản của Đại thi hào; chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục xây dựng tỉnh nhà giàu về kinh tế, vững mạnh về chính trị, quốc phòng - an ninh, đậm đà bản sắc văn hóa, Nhân dân có cuộc sống hạnh phúc, thỏa nguyện ước mơ của Đại thi hào và bao lớp tiền nhân về một xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ, văn minh cho tất cả mọi người. Đó là trách nhiệm của thế hệ hôm nay để cho những giá trị di sản văn hóa mang tầm nhân loại của Đại thi hào Nguyễn Du luôn tỏa sáng mãi mãi" - Bí thư tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định.

Hà Tĩnh nguyện cùng Nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

Sau lễ kỷ niệm là Chương trình nghệ thuật sử thi đặc biệt với chủ đề “Nguyễn Du, trăm năm trong cõi…”.

Chủ đề Danh nhân Hà Tĩnh

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề 255 NĂM NGÀY SINH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống