Hội đồng phê bình phim New York đã phải xin lỗi đạo diễn phim 12 Years A Slave vì một thành viên đã gọi ông Steve McQueen là "gã gác cửa lôi thôi".
Đạo diễn Steve McQueen - Ảnh: AFP
Washington Post dẫn nguồn từ AP ngày 8.1 cho biết chủ tịch Joshua Rothkopf đã phải thay mặt Hội đồng phê bình phim New York (Mỹ) xin lỗi đạo diễn Steve McQueen về việc ông bị chế nhạo trong đêm trao giải.
Steve McQueen được Hội phê bình phim New York trao giải Đạo diễn xuất sắc nhất cho bộ phim 12 Years A Slave. Tuy nhiên, trong dạ tiệc trao giải diễn ra tối ngày 6.1 (giờ địa phương), thành viên trong hội đồng, nhà phê bình Armond White, đã chế nhạo Steve McQueen là “một gã gác cửa lôi thôi và rác rưởi”.
Ngay sau đó, chủ tịch hội đồng Joshua Rothkopf phải gửi ngay một email đến Fox Searchlight (nhà phát hành phim 12 Years A Slave) xin lỗi đạo diễn Steve McQueen về những lời thô bỉ mà ông phải chịu đựng trong đêm trao giải. Chủ tịch cũng bày tỏ ông rất xấu hổ khi những lời nói đó đến từ một trong các thành viên trong hội và cam kết sẽ có hành động xử lý nghiêm khắc.
Hồi đáp lời xin lỗi từ chủ tịch Joshua Rothkopf, đạo diễn Steve McQueen cho biết ông không cảm thấy phiền lòng bởi những lời xúc phạm của nhà phê bình Armond White.
Về phần mình, Armond White không đưa ra bất cứ giải thích nào về hành động bất nhã của mình trong đêm trao giải.
Armond White hiện giữ vai trò biên tập viên ở The CityArts. Ông nổi tiếng với những ý kiến phê bình phim trái chiều của mình. Ông đã phản đối gay gắt việc trao giải cho phim 12 Years A Slave vì cho rằng bộ phim này như một sự “tra tấn khiêu dâm”.
Được thành lập vào năm 1935, Hội đồng phê bình phim New York là một trong những nhóm các nhà phê bình có uy tín nhất trong nước Mỹ, gồm 38 nhà phê bình phim uy tín ở New York. Armond White trước đây đã từng là chủ tịch hội đồng phim.
Bức thư hiếm có, viết trên con tàu định mệnh Titanic bởi một trong những hành khách nổi tiếng may mắn sống sót, đã được bán đấu giá với mức giá kinh ngạc: 300.000 bảng Anh (gần 400.000 USD).
Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Buổi tọa đàm đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giúp thực hiện thành công đề tài "Nghiên cứu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vùng Tiên Điền - Lai Thạch phục vụ kinh tế, xã hội" ở Hà Tĩnh.
Trưng bày, triển lãm nhằm giúp công chúng hiểu rõ hơn những thành tựu của nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh trong 50 năm qua, là dịp để tôn vinh sự cống hiến của các thế hệ văn nghệ sĩ.
Với nhiều không gian mới mẻ, Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) mang đến những trải nghiệm ý nghĩa cho mỗi du khách khi tìm về địa chỉ đỏ huyền thoại dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.
Tại hội thảo, các tác giả, nhà nghiên cứu đã làm nổi bật những đóng góp của nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh đối với sự phát triển của quê hương trong 50 năm qua (1975-2025).
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng khẳng định, văn học nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sỹ đã đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người, quê hương Hà Tĩnh.
Ở thời hiện đại, rất nhiều người trẻ đắm chìm trong thế giới mạng, không hiểu được giá trị của sách truyền thống. Vậy, muốn con yêu sách thì người lớn cần phải truyền cảm hứng và làm tấm gương trước.
Cách TP Hà Tĩnh 13km, biển Xuân Hải ở thị trấn Lộc Hà (huyện Thạch Hà) là bãi biển đẹp, sóng êm và có nhiều loại hải sản phong phú đang đón chào du khách…
Hồ Ngọc Phương Linh (SN 2004, quê ở Hương Khê, Hà Tĩnh) góp mặt tại vòng Chung khảo Hoa hậu Việt Nam 2024. Diện tà áo dài truyền thống, cô cùng các thí sinh tự hào và xúc động hô vang tên mình cùng quê hương trước ban giám khảo và khán giả.v
Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Khúc ca khải hoàn” được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Có những người vẫn duy trì thói quen đọc truyền thống, nhưng cũng có nhiều người tiếp cận tri thức qua những phương tiện mới. Thay vì đọc sách giấy, họ tìm đến sách điện tử, audiobook...
Lễ giỗ lần thứ 600 năm Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) là dịp để tri ân, biết ơn sâu sắc bậc tiền nhân đã có công trong việc chống giặc ngoại xâm.
Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Tháng 4, nhiều quán cà phê tại Hà Nội được nhuộm đỏ bởi cờ hoa và menu chủ đề lễ 30/4. Các bạn trẻ không ngại đội nắng, chờ đợi hoặc đi xa để check-in tại những quán này.
Bộ ảnh được thực hiện bởi Huyện đoàn Hương Khê (Hà Tĩnh) - tác giả Trần Đình Thông đã ghi lại những khoảnh khắc hồn nhiên, vui tươi của học sinh dân tộc Chứt - bản Rào Tre.
Thông qua lớp tập huấn nhằm giúp nâng cao nghiệp vụ kinh doanh du lịch cho các nhà hàng, chủ cơ sở OCOP, qua đó góp phần phục vụ tốt mùa du lịch biển ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) năm 2025.
Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh và Xúc tiến du lịch tỉnh và các đơn vị liên quan đang gấp rút hoàn thành các phần việc để đảm bảo Triển lãm 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh diễn ra thành công tốt đẹp.
Hãng thông tấn AP gợi ý nhiều địa điểm tham quan dành cho cựu chiến binh Mỹ tới Việt Nam dịp 30/4, bao gồm đồi Hamburger, Khe Sanh, Nhà tù Hỏa Lò và Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.
Đây là dịp để chính quyền địa phương và người dân xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) cùng con cháu dòng họ tưởng nhớ tiền nhân, giáo dục truyền thống cho thế hệ tương lai.
Nhiều hoạt động sẽ được tổ chức trong dịp lễ giỗ 600 năm Hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần tại đền Thánh Mẫu - di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân - Hà Tĩnh).