Hơn 324.000 khách hàng Hà Tĩnh thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

(Baohatinh.vn) - Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đưa tỷ lệ khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt lên 78,53%/tổng số khách hàng.

Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, nhiều năm qua, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã tập trung thực hiện mục tiêu hiện đại hóa việc thanh toán tiền điện. Theo đó, công ty đã liên kết hợp tác với các ngân hàng thương mại trên địa bàn, ví điện tử và các tổ chức thanh toán trung gian để tạo ra những trải nghiệm tốt cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

z5449009915646_cb2346aae9b58ba5bf1de0041967f4c9.jpg
Nhân viên Vietcombank Hà Tĩnh hướng dẫn khách hàng sử dụng ngân hàng số, trong đó có thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

Với hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, khách hàng sử dụng điện trên địa bàn được các nhà cung cấp dịch vụ mang lại nhiều tiện ích như: thanh toán dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi với các phương thức thanh toán trực tuyến; thanh toán chính xác tới số lẻ tiền; thực hiện nhanh chóng; tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Đặc biệt, thanh toán không dùng tiền mặt đảm bảo yếu tố an toàn; tránh rủi ro rơi, mất tiền mặt…

Đối với hình thức thanh toán trích nợ tự động, khách hàng không cần phải nhớ lịch thanh toán hóa đơn hằng kỳ; không lo bị ngừng cung cấp điện và mất phí đóng lại điện do quên thanh toán tiền điện.

Theo ghi nhận, không chỉ khách hàng được hưởng lợi mà việc thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp ngành điện tiết kiệm được chi phí nhân công trong thu tiền điện, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh.

bqbht_br_z5350659397675-e7b54deed1604912ffb05c3d3b65c7f1-649-9255.jpg
Ngành Điện lực Hà Tĩnh không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh.

Theo ông Phan Văn Anh – Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Hà Tĩnh, đến thời điểm này, đã có 324.455 khách hàng sử dụng điện thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, chiếm tỷ lệ 78,53%/tổng số khách hàng toàn công ty.

Công ty Điện lực Hà Tĩnh vẫn đang tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp tục đưa các tiện ích đến với khách hàng. Theo đó, công ty sẽ tích cực hợp tác cùng các đối tác triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng; phối hợp cùng đối tác chú trọng phát triển nền tảng hạ tầng công nghệ thanh toán, quy trình dịch vụ ngày càng hoàn thiện, tạo ra những trải nghiệm tốt cho khách hàng. Đây cũng là nỗ lực của ngành điện thiết thực góp phần triển khai Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Được biết, đến cuối năm 2024, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đặt mục tiêu có 86,34% khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Đọc thêm

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.