Nông nghiệp

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao
Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Để khắc phục khó khăn, xây dựng nông thôn mới thành công, bên cạnh phát huy lợi thế, tranh thủ sự hỗ trợ, đỡ đầu từ bên ngoài, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các địa phương ở Hương Khê đang vào cuộc tích cực, quyết tâm cao, đảm bảo kế hoạch đề ra.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao
Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

“Phát triển kinh tế vườn, xây dựng NTM thôn, bản là nền tảng, là cơ sở để xây dựng xã, huyện NTM”, ông Ngô Xuân Ninh - Chủ tịch UBND huyện Hương Khê mở đầu câu chuyện về giải pháp của địa phương trong thời gian tới. Đây là cách làm sáng tạo, biến khó khăn thành lợi thế của huyện miền núi Hương Khê. Với đặc điểm địa hình rộng lớn (khoảng 126.000 ha, chiếm gần 1/5 diện tích của tỉnh), Hương Khê xác định tập trung phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân và tiến tới xây dựng NTM bền vững.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đi kiểm tra, đôn đốc các địa phương ở Hương Khê đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.

Ông Ngô Xuân Ninh cho hay, đây không phải là cách làm mới ở Hương Khê. Nhiều năm nay, huyện đã tập trung phát triển kinh tế vườn và đạt nhiều kết quả khả quan. Thậm chí, nhiều địa phương mạnh dạn “đưa vườn ra đồng” - chuyển đổi cơ cấu, đưa các loại cây ăn quả như: cam, bưởi, dó trầm… đến các vùng sản xuất cây ngắn ngày kém hiệu quả. Ở nhiều địa phương như: Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Phú Gia… hiệu quả từ mô hình kinh tế vườn đạt cao, trung bình mỗi năm cho giá trị sản xuất từ 100-150 triệu đồng/hộ. Đây cũng là tiền đề quan trọng để các xã nói trên về đích NTM, thậm chí là NTM nâng cao, hướng đến NTM kiểu mẫu. Bởi vậy, trước mắt, huyện tiếp tục nhân rộng cách làm này với những địa phương còn lại bằng việc vận dụng các chính sách của cấp trên và xây dựng chính sách cấp huyện để khuyến khích, hỗ trợ bà con.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Mô hình kinh tế vườn đồi của gia đình bà Đinh Thị Hóa (thôn 1, xã Hương Đô) có doanh thu hàng chục tỷ đồng, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế địa phương. Đồng thời, bà Hóa cũng là một trong những người đầu tiên xây dựng nên thương hiệu cam Khe Mây nức tiếng trên cả nước. Ảnh: Loan Phương

Ông Nguyễn Thế Hùng - Bí thư Đảng ủy xã Hương Lâm chia sẻ: “Khác với các địa phương trong huyện, xã Hương Lâm nằm ngoài vùng chỉ dẫn địa lý cây bưởi Phúc Trạch. Do vậy, lâu nay, người dân vẫn loay hoay với bài toán phát triển kinh tế. Sau thời gian “khảo nghiệm” thực tế của nhiều hộ cho thấy, cây bưởi da xanh phù hợp với điều kiện địa phương. Do đó, để phát triển kinh tế vườn theo định hướng của huyện, chúng tôi đã vận dụng các nguồn lực hỗ trợ để khuyến khích bà con phát triển loại cây trồng này.

Từ đầu năm đến nay, xã đã cung ứng hơn 4.500 cây giống cho bà con từ nguồn hỗ trợ của đơn vị đỡ đầu là Công an tỉnh. Theo rà soát, bà con đang có nhu cầu trồng thêm hơn 4.000 cây trong giai đoạn cuối năm, chúng tôi sẽ tiếp tục có giải pháp để hỗ trợ cây giống đến người dân. Chúng tôi tin tưởng, khi có thu nhập ổn định, NTM ở địa phương sẽ bền vững. Còn những tiêu chí khác, xã vẫn đang tập trung phối hợp với các đơn vị đỡ đầu nhằm tháo gỡ vướng mắc, tập trung thực hiện để sớm về đích”.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Ông Phan Ngọc Đồng (thôn Bình Phúc, xã Lộc Yên) mạnh dạn đưa vườn ra đồng khi chuyển đổi 5 sào đất màu kém hiệu quả sang trồng bưởi Phúc Trạch, thu nhập hiện đạt hơn 100 triệu đồng/năm.

Tiếp tục câu chuyện về xây dựng NTM thôn, bản, ông Ngô Xuân Ninh chia sẻ: Với đặc thù địa hình rộng lớn, nhiều đơn vị cấp thôn ở Hương Khê có diện tích bằng 1 xã, còn 1 xã rộng bằng 1 huyện ở khu vực đồng bằng, địa phương sẽ làm NTM từ các thôn, khi các thôn đạt chuẩn thì xã sẽ đạt chuẩn, bởi theo rà soát, hầu hết các tiêu chí cấp xã đều có liên quan đến thôn, bản. Cùng với tỉnh, huyện cũng đã tiến hành phân công lực lượng là cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tham gia hỗ trợ các địa phương xây dựng NTM. Từ đó, các đơn vị lên kế hoạch và phân công trách nhiệm cho từng cán bộ, người lao động để hỗ trợ, sát cánh cùng bà con.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Một góc NTM thôn Phú Lâm, xã Phú Gia (Hương Khê).

Ghi nhận trong các ngày thứ 7, chủ nhật nhiều tháng nay, hàng nghìn CBCCVC huyện Hương Khê đã về tận hộ gia đình, hội quán thôn của 8 xã tốp cuối để thực hiện các phần việc như: xây dựng sân vườn và chỉnh trang khuôn viên hội quán; xóa bỏ vườn tạp, chỉnh trang vườn hộ, xây mới công trình vệ sinh, công trình chăn nuôi; làm rãnh thoát nước, phát quang hành lang, xây dựng hàng rào thép gai, trồng hàng rào xanh… Bên cạnh trực tiếp tham gia hỗ trợ ngày công, mỗi CBCCVC, đoàn viên, lực lượng vũ trang còn tuyên truyền chủ trương, chính sách về xây dựng NTM; hướng dẫn người dân phương pháp, cách làm; kêu gọi nguồn lực giúp các thôn, hộ dân xây dựng cơ sở vật chất…

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Nhân dân xã Hương Liên xây dựng NTM.

Không khí xây dựng NTM ở các địa phương ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong từng thôn, bản, mỗi hộ gia đình. Ông Hồ Thanh Sơn - Trưởng thôn 4, xã Hà Linh chia sẻ: “Những ngày qua, chúng tôi vận động bà con hiến đất mở rộng đường và chỉnh trang công trình phụ, chuồng trại chăn nuôi. Kết quả, toàn thôn đã mở rộng đường thêm 0,5m với chiều dài 5/7 km chỉ tiêu. Với sự vào cuộc, hỗ trợ của các đơn vị, người dân đã nhiệt tình tham gia chỉnh trang vườn, cải tạo công trình phụ, sẻ phát hành lang giao thông… Thôn mong muốn được hỗ trợ phương tiện vận chuyển để đổ vật liệu nâng cao các tuyến đường nhằm tránh ngập lụt, đồng thời, sớm được hỗ trợ xi măng để bà con ra quân làm đường, lề đường. Toàn thôn đang quyết tâm thay đổi diện mạo, sớm đạt các tiêu chí NTM”.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Cuối tháng 4/2022, UBND tỉnh đã giao và chấp thuận cho hơn 60 tổ chức, đơn vị đỡ đầu, tài trợ 8 xã chưa đạt chuẩn NTM ở Hương Khê và 50 thôn chưa đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu tại 8 xã này về đích.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Đảng ủy Khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh hỗ trợ, đỡ đầu xây dựng nông thôn mới tại xã Điền Mỹ.

Công an tỉnh là đơn vị đỡ đầu xã Hương Lâm. Theo Đại tá Lê Khắc Thuyết - Giám đốc Công an tỉnh, địa phương phải đẩy mạnh tuyên truyền để bà con nhận thức rõ xây dựng NTM là trách nhiệm của mỗi người dân; trước hết cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các thôn phải quyết liệt, quyết tâm, hết mình vì phong trào. Các đơn vị, tổ chức đỡ đầu và các thôn cũng cần xây dựng khung tiến độ, phân công nhiệm vụ rõ ràng; định kỳ giám sát tiến độ để bổ cứu kịp thời những nội dung chưa hoàn thành.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh giúp nhân dân Hương Khê xây dựng nông thôn mới.

Tại xã Điền Mỹ, thôn 3 là một trong những đơn vị cấp thôn khó khăn nhất ở Hương Khê. Sở NN&PTNT được giao trực tiếp đỡ đầu, hỗ trợ địa phương này thực hiện các tiêu chí NTM. Đầu tháng 5/2022, sở đã trực tiếp về khảo sát tình hình thực tế tại địa phương và ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện trong thời gian tới.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Sở NN&PTNT đã trực tiếp về khảo sát tình hình thực tế tại địa phương và ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện với thôn 3, xã Điền Mỹ.

Ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Qua khảo sát cho thấy, thôn 3, xã Điền Mỹ là địa phương rất khó khăn, mới chỉ đạt 4/10 tiêu chí. Thôn vẫn còn nhiều nhà ở tạm bợ, dột nát, cần nâng cấp, sửa chữa. Nhiều công trình phụ trợ, công trình chăn nuôi chưa đảm bảo cần di dời, che chắn. Khối lượng lề đường và rãnh thoát nước chưa đạt còn lớn. Hầu hết các vườn hộ chưa có quy hoạch và cần chỉnh trang, nâng cấp… Phải khẳng định, đơn vị đỡ đầu không làm thay mà chỉ hỗ trợ những phần việc khó, ngoài khả năng của địa phương. Người dân phải phát huy tính sáng tạo, tự lực, tự cường, thể hiện vai trò, trách nhiệm; đề cao sự chủ động hợp tác của thôn trong quá trình thực hiện, không có tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Sở NN&PTNT sẽ phối hợp khảo sát, lựa chọn xây dựng một số mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn để tổng kết và nhân rộng những mô hình sản xuất hiệu quả. Rà soát, xây dựng quy hoạch khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu. Bên cạnh đó, phối hợp các sở, ngành để giúp đỡ, hướng dẫn, tư vấn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; hướng dẫn xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM”.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn tham gia hỗ trợ các địa phương xây dựng NTM.

Thông tin từ Ban Chỉ đạo và Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Hương Khê, đến nay, hầu hết đơn vị đỡ đầu đã triển khai làm việc với các địa phương, phân công nhiệm vụ, lộ trình cụ thể nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu trong năm 2022, đưa các xã đạt chuẩn theo đúng lộ trình.

Ông Ngô Đình Long - Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh cho biết: Những đơn vị được lựa chọn đỡ đầu có nhiều năng lực và kinh nghiệm. Các đơn vị đã tiến hành khảo sát, làm việc với các địa phương để xây dựng lộ trình thực hiện những nội dung, phần việc; xác định tồn tại, khó khăn của các địa phương để tìm phương án tháo gỡ…

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Đến nay, hầu hết đơn vị đỡ đầu đã triển khai làm việc với các địa phương, phân công nhiệm vụ, lộ trình cụ thể nhằm đảm bảo hoàn thành mục tiêu trong năm 2022, đưa các xã đạt chuẩn theo đúng lộ trình.

Khác với trước đây, Hà Tĩnh phân công 1 đơn vị đỡ đầu 1 xã xây dựng NTM thì nay, tại Hương Khê, ngoài việc phân công nhiều đơn vị đỡ đầu các xã, tỉnh còn phân công các sở, ngành đỡ đầu đến tận cấp thôn; tại các xã sẽ có những đơn vị chủ trì khâu nối, để các sở, ngành phối hợp cùng thực hiện việc hỗ trợ, đỡ đầu nhịp nhàng, hiệu quả. Đến nay, tổng nguồn đăng ký hỗ trợ đối với 8 xã là gần 8,2 tỷ đồng, trong đó đã trao hiện vật và tiền mặt 2,3 tỷ đồng.

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Ngoài việc đỡ đầu, trước đó, HĐND tỉnh cũng đã ban hành chính sách đặc thù để hỗ trợ Hương Khê xây dựng huyện NTM (Nghị quyết số 44/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/ 2021). Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ kinh phí làm mới đường giao thông, rãnh thoát nước và kênh mương nội đồng: mức hỗ trợ 220 triệu đồng/km đối với đường trục xã, liên xã; 140 triệu đồng/km đối với đường trục thôn, liên thôn; 105 triệu đồng/km đối với đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng; 110 triệu đồng/km đối với rãnh thoát nước hai bên đường giao thông, kênh mương nội đồng (ngoài chính sách hỗ trợ xi măng); hỗ trợ thêm kinh phí phấn đấu các tiêu chí đạt chuẩn NTM với mức 15 tỷ đồng/năm…

Hương Khê phát huy nội lực, thu hút ngoại lực, sớm về đích nông thôn mới (Bài 2): Chính quyền và người dân vào cuộc tích cực, quyết tâm cao

Đặc sản bưởi Phúc Trạch. Ảnh: Thanh Hoài

Tin rằng, với những bước đi đúng, vững chắc, nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, Hương Khê sẽ sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện NTM.

Ảnh: dương chiến - hoài loan

thiết kế: khôi nguyễn

Bài 1: Cần khoảng 2.000 tỷ đồng xây dựng huyện nông thôn mới

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.