Hương Sơn: “Điệp khúc” mất điện vì nạn thả diều

(Baohatinh.vn) - Trong thời gian gần đây, nhiều vụ mất điện đã xảy ra trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), mà phần lớn là do người dân thả diều gây sự cố.

Hương Sơn: “Điệp khúc” mất điện vì nạn thả diều

Chiều 19/6, trong lúc thả diều, anh Phạm Văn Thành, thôn Trung Thị, xã Sơn Ninh đã gây ra sự cố chập điện làm mất điện cục bộ ở xã Sơn Ninh và xã An Hòa Thịnh. Hiện cơ quan chức năng đang hoàn tất hồ sơ xử lý nghiêm theo quy định.

Ông Phạm Việt Hùng - Phó Giám đốc Điện lực huyện Hương Sơn cho biết, chỉ tính riêng trong tháng 5 đã có tới 6 lần trên địa bàn xảy ra mất điện đột ngột. Tất cả đều do người dân thả diều và gây nên sự cố.

Sau khi thả diều gây chập điện, người chơi vứt lại diều rồi trốn biệt tăm nên nhân viên ngành điện chỉ biết ra sức khắc phục ổn định lưới điện mà không thể xử phạt.

Hương Sơn: “Điệp khúc” mất điện vì nạn thả diều

Cánh diều chỉ còn lại bộ khung sau khi đã gây ra sự cố chập điện

Việc thả diều gây ra sự cố chập điện, mất điện đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất và kinh doanh của người dân, đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng như hiện nay.

Theo thống kê, các địa phương thường xảy ra tình trạng trên gồm: Sơn Bằng, Sơn Châu, Sơn Tiến, Sơn Phú, Sơn Ninh và An Hòa Thịnh.

Được biết, theo khoản d, Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện quy định, “thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây ra sự cố lưới điện sẽ bị xử phạt từ 1 - 5 triệu đồng”.

Hương Sơn: “Điệp khúc” mất điện vì nạn thả diều

Nhân viên Điện lực Hương Sơn thu về những cánh diều vô chủ gây nên sự cố chập điện

Trước tình trạng thả diều ở địa bàn huyện Hương Sơn gây nhiều sự cố, ngành điện đã phối hợp với chính quyền các địa phương ra sức tuyên truyền, vận động nhưng thực tế vẫn chưa hề thuyên giảm.

Thiết nghĩ, để chấm dứt tình trạng này, chính quyền các địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.