Huyện ven biển Lộc Hà chủ động phương án ứng phó với bão mạnh

(Baohatinh.vn) - Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch, nhân lực, phương tiện sẵn sàng ứng phó với bão mạnh có thể xảy ra.

DSC_8133.JPG
Máy móc tập trung thi công Dự án Đầu tư xây dựng, mở rộng cảng cá Thạch Kim có tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng.

Hà Tĩnh nói chung và Lộc Hà nói riêng mỗi năm chịu ảnh hưởng từ 2-3 cơn bão vào dịp từ tháng 8-10, trong đó từng có những cơn bão mạnh với sức gió giật cấp 14-15. Theo Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Nguyễn Đình Thành: "Trong bối cảnh thời tiết chuyển biến khó lường như hiện nay, Lộc Hà thuộc vùng có nguy cơ xảy ra bão mạnh, siêu bão với sức gió giật cấp 12-16 kéo theo mưa lớn và triều cường cao 4-5m. Vì vậy, hằng năm, chúng tôi đã chủ động soát xét tình hình, theo dõi dự báo thời tiết để xây dựng phương án ứng phó thiên tai, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại”.

Theo soát xét, đánh giá, nếu không may xảy ra bão lớn từ cấp 12 trở lên, huyện Lộc Hà có nguy cơ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Toàn huyện chỉ có 29 thôn thuộc diện an toàn, còn lại đều ở mức báo động nguy hiểm, nhất là 43 thôn thuộc diện trọng điểm và 54 thuộc diện xung yếu. Riêng đối với các thôn xóm của 3 địa phương ven biển (Thịnh Lộc, Thạch Kim, thị trấn Lộc Hà) và 3 xã vùng cửa sông (Thạch Châu, Mai Phụ, Hộ Độ) sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

4 - Copyy.jpg
Các lực lượng như công an, quân sự, biên phòng... luôn sẵn sàng giúp đỡ các địa phương ven biển ứng phó với bão mạnh.

Để chủ động trước thiên tai bất thường, huyện Lộc Hà đã xây dựng 4 kịch bản ứng phó với mùa bão mới, trong đó có 2 phương án dành cho việc ứng phó với bão mạnh và siêu bão.

Theo đó, nếu xảy ra bão mạnh cấp 12 – 13, sẽ di dời 2.236 hộ/ 7.748 người ở vùng ven biển, cửa sông đến các trường học, trụ sở các xã, công trình kiên cố khác trên địa bàn để tránh gió mạnh, triều cường và 647 hộ/1.705 khẩu ở các vùng xung yếu của các xã nội địa để tránh ngập lụt, sạt lở. Nếu xảy ra bão cấp từ 14 – 16, toàn huyện sẵn sàng phương án di dời tài sản và 27 nghìn người đến nơi an toàn.

Với tinh thần không để bị động trước thiên tai nguy hiểm, huyện Lộc Hà cũng đã chỉ đạo các địa phương, phòng, ngành và Nhân dân nêu cao tinh thần ứng phó với mưa bão trong mọi tình huống. Ngoài vận động người dân tự chủ động chuẩn bị về mọi mặt, toàn huyện cũng có kế hoạch huy động lực lượng ứng phó thường trực lên đến gần 500 người và sẵn sàng 2 tàu công suất lớn, 54 xe ô tô tải, ô tô khách, máy ủi, máy đào... Công tác hậu cần luôn được quan tâm, chuẩn bị chu đáo với 690 két nước uống, 265 thùng mì tôm, 1.430 hộp lương khô, 22 tấn gạo, 800 lít hóa chất các loại; 1.000 cây tre, 1.150 m2 liếp, 68 tấn rơm rạ, 56.000 bao tải...

2 - Copy.jpg
Những công trình xung yếu đang được gia cố trước mùa mưa bão.

Các địa phương ở Lộc Hà hiện cũng đã tập trung vào cuộc cao. Ông Phạm Duy Khánh – Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kim cho biết: "Là xã trọng yếu trong phòng chống thiên tai, chúng tôi đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh từ cấp 12 trở lên theo tinh thần “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”. Chúng tôi cũng đã chủ động rà soát, cập nhật, bổ sung các phương án ứng phó khác như: xác định cụ thể những khu vực nguy hiểm; số hộ dân, số người cần phải sơ tán, địa điểm sơ tán an toàn; đảm bảo hậu cần, ANTT; chủ động phương tiện và nhân lực thực hiện; đảm bảo an toàn tài sản, công trình, nhà ở trong khu vực nguy hiểm... Qua đó, quyết tâm không để bị động, ứng phó hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại".

1 - Copy.jpg
Ban Quản lý Các cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá sửa chữa, nâng cấp một số vị trí hư hỏng, xuống cấp ở khu vực âu thuyền.

Các đơn vị khác đóng trên địa bàn huyện ven biển này cũng nêu cao tinh thần chủ động ứng phó với bão mạnh.

Ông Bùi Tuấn Sơn - Giám đốc Ban Quản lý Các cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá cho biết: “Năm nay, chúng tôi đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với mưa bão, trong đó có tình huống đặc biệt đối với bão trên cấp 12. Nếu xảy ra tình huống xấu, chúng tôi sẽ phối hợp để ngăn cấm tất cả người qua lại khu vực cảng, sơ tán người đến các công trình kiên cố cách bờ biển tối thiểu 1 km, không để ngư dân ở lại bảo vệ tàu thuyền... Bên cạnh công tác chỉ huy, đảm bảo nhân lực, chúng tôi đã sẵn sàng ca nô, xe tải, xe nâng, 400 áo phao, 20 nhà bạt dã chiến, 500 bao đựng cát, lương khô và thực phẩm đảm bảo yêu cầu cho 5 ngày, cùng nhiều trang bị, phương tiện khác”.

3 - Copy.jpg
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa Sót giúp đỡ người dân ở vùng xung yếu của xã Thạch Kim di dời tài sản, đồ gia dụng trước mưa bão năm 2023.

Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Nguyễn Đình Thành chia sẻ: “Nguy cơ xảy ra bão mạnh luôn tiềm ẩn, nhưng hiện người dân và các cấp, ngành chưa có nhiều kinh nghiệm để ứng phó. Vì vậy, việc xây dựng các phương án cụ thể để ứng phó với thiên tai là rất cần thiết, hữu ích để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, người dân không chủ quan, lơ là; đồng thời, huy động được tối đa các nguồn lực để nâng cao cấp độ phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại nếu không may xảy ra tình huống xấu”.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.