Chủ động phương án ứng phó với thiên tai, bảo vệ các vị trí trọng yếu

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động ứng phó, bảo vệ đê La Giang và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân, công trình.

Chiều 1/7, đồng chí Lê Ngọc Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh đã kiểm tra công tác PCTT&TKCN công trình trọng điểm đê La Giang và TX Hồng Lĩnh.

Cùng đi có lãnh đạo Sở NN&PTNT, thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và các đơn vị, địa phương liên quan.

phong-chong-thien-tai-5.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và đoàn công tác kiểm tra vận hành cống Đức Xá trên tuyến đê La Giang.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng đoàn công tác đã tới kiểm tra công tác PCTT&TKCN của đê La Giang ở khu vực cống Đức Xá (xã Bùi La Nhân, huyện Đức Thọ), cống Trung Lương (phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh) và kho vật tư dự trữ phục vụ công tác PCTT tại Hạt quản lý đê La Giang.

Tuyến đê La Giang nằm ở bờ hữu sông La dài 19,2 km, trong đó phần qua huyện Đức Thọ dài 15,7 km và phần qua TX Hồng Lĩnh dài 3,5 km. Tuyến đê bảo vệ an toàn cho 301.653 nhân khẩu, 48.401 ha đất canh tác và cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan trọng thuộc địa bàn TX Hồng Lĩnh và các huyện Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà, Bắc Thạch Hà.

Công trình đê La Giang là trọng điểm chống lũ của tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở thực trạng tuyến đê và thực tế công tác phòng chống lụt bão, xác định một số trọng điểm và vùng trọng điểm nguy hiểm có thể xảy ra sự cố khi có lũ lớn, các đơn vị, địa phương theo phân cấp quản lý đã chủ động xây dựng phương án ứng phó.

phong-chong-thien-tai-3.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng đoàn kiểm tra tại cống Trung Lương trên tuyến đê La Giang.

Về phân cấp chỉ huy xử lý các tình huống, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác hộ đê khi xảy ra lũ vượt tần suất thiết kế hoặc các trường hợp xảy sự cố nguy hiểm ngoài khả năng xử lý của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN công trình đê La Giang, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN đê La Giang chịu trách nhiệm chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Đức Thọ, TX Hồng Lĩnh, Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh theo chức năng nhiệm vụ tổ chức huy động lực lượng, vật tư, phương tiện và mọi nguồn lực thực hiện phương án hộ đê; sơ tán dân cư vùng ven đê La Giang đến nơi an toàn khi thiên tai và sự cố bất khả kháng xảy ra.

Ban PCTT&TKCN huyện Đức Thọ chỉ huy, điều hành đảm bảo an toàn cho tuyến đê La Giang đoạn từ K0+00 đến K15+600; PCTT&TKCN TX Hồng Lĩnh chỉ huy, điều hành đảm bảo an toàn cho tuyến đê La Giang đoạn từ K15+600 đến K19+200; Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh đảm bảo an toàn các cống dưới đê do công ty quản lý và Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh đảm bảo an toàn 3 cống đang thi công do đơn vị này làm chủ đầu tư.

Hiện tại, nguồn lực tại chỗ của các đơn vị, địa phương đủ để tham gia xử lý sự cố; trường hợp cần thiết sẽ báo cáo xin hỗ trợ từ Trung ương.

phong-chong-thien-tai-1.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và đoàn công tác kiểm tra điểm sạt lở bờ sông Minh, phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh.

Tiếp đó, đoàn công tác do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu dẫn đầu tới kiểm tra công tác PCTT&TKCN tại TX Hồng Lĩnh.

Đoàn đã kiểm tra công trình khắc phục sạt lở kênh thượng lưu cống Trung Lương và một số điểm sạt lở bờ sông Minh cùng công tác chuẩn bị PCTT&TKCN của TX Hồng Lĩnh.

Để chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, TX Hồng Lĩnh đã tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác PCTT&TKCN năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Địa phương chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó với bão mạnh, siêu bão; phương án bảo vệ các vị trí trọng điểm và hộ đê La Giang đoạn qua địa bàn, phương án sơ tán dân cư khi có thiên tai; yêu cầu Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh xây dựng và phê duyệt phương án đảm bảo an toàn đối với các hồ đập: hồ Đá Bạc, hồ Thiên Tượng, hồ Khe Dọc, hồ Khe Môn…

Sau khi đi kiểm tra thực tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cùng đoàn công tác đã có cuộc làm việc với các địa phương, đơn vị về công tác PCTT&TKCN đê La Giang và TX Hồng Lĩnh.

phong-chong-thien-tai-7.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì cuộc làm việc.

Tại cuộc làm việc, thành viên Ban PCTT&TKCN đê La Giang, huyện Đức Thọ và TX Hồng Lĩnh đã làm rõ thêm phương án PCTT&TKCN bảo vệ các vị trí trọng điểm trên tuyến đê; đại diện UBND TX Hồng Lĩnh báo cáo công tác chuẩn bị phương án PCTT&TKCN năm 2024.

TX Hồng Lĩnh đề nghị tỉnh bố trí kinh phí để sữa chữa, nâng cấp công trình đập Nhâm Xá, phường Đậu Liêu; tiếp tục hỗ trợ vật tư, trang thiết bị cho lực lượng xung kích cấp xã…

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu ghi nhận, biểu dương sự chủ động của các đơn vị, địa phương trong xây dựng kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, kế hoạch dự trữ vật tư phương tiện, trang thiết bị, lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu theo phương châm “4 tại chỗ” trong công tác PCTT&TKCN đê La Giang và TX Hồng Lĩnh.

phong-chong-thien-tai-8.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu kết luận cuộc làm việc.

Đánh giá tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu yêu cầu các địa phương, đơn vị cần tập trung cao, chuẩn bị tốt mọi phương án, kịch bản ứng phó với PCTT&TKCN.

Với đê La Giang, các đơn vị, địa phương liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác bảo vệ an toàn đê; rà soát, kiểm tra những vị trí trọng điểm, xung yếu có nguy cơ xảy ra sự cố và xây dựng phương án cụ thể về chỉ đạo, điều hành, bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện, hậu cần thực hiện.

TX Hồng Lĩnh tiếp tục tập trung, chủ động rà soát lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí, thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” trong công tác PCTT&TKCN; phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh trong vận hành hồ đập khi có mưa lũ, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du; rà soát, thống kê và lên phương án di dời dân tại các vị trí xung yếu, dễ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất khi có mưa lớn kéo dài.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.