Nghi Xuân chủ động, linh hoạt ứng phó với thiên tai

(Baohatinh.vn) - Phương án PCTT&TKCN huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tuân thủ nguyên tắc “chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.

Chiều 6/6, đoàn kiểm tra và chỉ đạo công tác PCTT&TKCN tỉnh do Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt dẫn đầu đã đi kiểm tra và làm việc với huyện Nghi Xuân về công tác PCTT&TKCN trên địa bàn huyện Nghi Xuân.

Đoàn công tác kiểm tra công trình xử lý cấp bách chống sạt lở bờ biển trên địa bàn xã Xuân Hội.

Đoàn công tác kiểm tra công trình xử lý cấp bách chống sạt lở bờ biển trên địa bàn xã Xuân Hội.

Đoàn công tác PCTT&TKCN tỉnh đã đi kiểm tra công trình xử lý cấp bách chống sạt lở bờ biển và khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão ở xã Xuân Hội.

Năm 2023, mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai nhưng trên địa bàn vẫn xẩy ra một số đợt mưa, lũ lớn, ngập lụt và nắng nóng. Trước tình hình đó, Nghi Xuân đã chủ động các phương án phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ”, linh hoạt giảm thiểu được thiệt hại.

bqbht_br_3-1641.jpg
Đoàn công tác làm việc với huyện Nghi Xuân về hoạt động PCTT&TKCN.

Nhận định thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường trong năm 2024, huyện Nghi Xuân đang tập trung kiện toàn bộ máy Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên tai, lụt, bão.

Cùng đó, huyện đã xây dựng phương án phòng chống thiên mang tính trọng tâm, trọng điểm, sát đúng với tình hình thực tế trên nguyên tắc “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. Đặc biệt, chủ động phương án di dời dân tại các vùng ngập lụt, sạt lở đất và đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trên địa bàn huyện khi xẩy ra mưa bão.

6.jpg
Đại tá Nguyễn Ngọc Nguyên - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh: Vào mùa mưa bão, huyện Nghi Xuân cần làm tốt công tác cảnh báo, thông tin kịp thời để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá.

Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đê điều, hồ chứa, sạt lở bờ sông, bờ biển; chủ động, phối hợp với các cơ quan quản lý tổ chức kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu hư hỏng để có kế hoạch sửa chữa các công trình trước mùa mưa lũ, đảm bảo an toàn công trình và khu vực dân cư ở hạ lưu. Theo dõi nắm chắc diễn biến thời tiết, thiên tai để ứng phó kịp thời, hiệu quả; làm tốt công tác cứu trợ thiên tai và khắc phục hậu quả bão lụt…

Tại buổi làm việc, huyện Nghi Xuân đã đề xuất UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ địa phương kinh phí xây dựng, nâng cấp một số công trình giao thông, thủy lợi mất an toàn trên địa bàn huyện; nạo vét cảng cá Xuân Hội để tàu thuyền ra vào âu trú bão an toàn và trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác phòng chống bão lụt trong năm 2024.

bqbht_br_4-2834.jpg
Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt đánh giá cao công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của huyện. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai, địa phương không được chủ quan, lơ là.

Thời gian tới, huyện Nghi Xuân cần chủ động, linh hoạt để ứng phó với thiên tai; kiểm tra, xem xét, lập phương án phòng, chống, đảm bảo an toàn hệ thống hồ đập, đê điều; nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn; tổ chức sơ tán dân tránh, trú bão, lũ an toàn khi có bão, lũ lớn hoặc siêu bão xẩy ra; xây dựng phương án đảm bảo ATGT, ANTT, công tác khắc phục hậu quả sau thiên tai, bão lụt trên địa bàn.

Thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến thiên tai để chủ động cảnh báo, thông tin kịp thời đến các địa phương người dân biết, chủ động ứng phó, góp phần giảm thiểu thiệt hại do mưa bão gây ra.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.