Y tế

Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19

Những chuyến đi lấy mẫu phẩm lặng lẽ trong đêm, những giờ phút căng thẳng phân tích, chờ đợi kết quả, những giây phút vỡ oà sung sướng, những khoảnh khắc lặng buồn…, là tất cả những gì mà cán bộ xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh đang trải qua mỗi ngày trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19…

Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19

Khi Hà Tĩnh được xác định là tỉnh có nhiều nguy cơ dịch xâm nhập cũng là lúc cán bộ, nhân viên Khoa Cận lâm sàng - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh thực hiện sứ mệnh của những “chiến sỹ” trên tuyến đầu chống dịch.

Là người được giao trọng trách chỉ huy trên “mặt trận” lấy mẫu - xét nghiệm, chị Nguyễn Thị Hạnh - Trưởng khoa Cận lâm sàng tâm sự: “Từ khi bước vào cuộc chiến chống Covid-19, 13 cán bộ, nhân viên của Khoa luôn trên từng cây số. Bất kỳ khi nào có thông tin về những trường hợp nghi nhiễm, chúng tôi đều trực tiếp đến tận nơi để lấy mẫu xét nghiệm. Nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp kết quả nhanh và chính xác đối với “cuộc chiến” chống dịch bệnh nên tất cả mọi người đều nỗ lực hết mình”.

Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19

Không chỉ đối mặt với nguy hiểm khi tiếp xúc với bệnh phẩm hay người nghi nhiễm, cán bộ xét nghiệm còn phải trải qua nhiều vất vả trong đi lại. Có những hôm đã gần 22h giờ, nhận được chỉ định lên xã vùng cao huyện Can Lộc lấy mẫu ngay trong đêm, các cán bộ của Khoa Cận lâm sàng lại vội vã lên đường. Khi tới nơi, gia đình người dân đã đi ngủ nhưng việc lấy mẫu là cấp bách nên phải đánh thức họ dậy. Khi nhiệm vụ hoàn thành cũng là lúc trời đã sang canh.

Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19

Chị Đặng Thị Phúc, một cán bộ lấy mẫu chia sẻ:“Có những hôm chúng tôi phải đi rất nhiều nơi. Vừa lấy mẫu ở khu cách ly cổng B - Cửa khẩu Cầu Treo xong lại vòng sang Vũ Quang. Những tưởng sẽ được về lại thành phố thì ở Cầu Treo có phát sinh nên dù trời đã tối vẫn phải quay lại lấy thêm mẫu xét nghiệm. Gian nan là thế nhưng đã xác định là một chiến sỹ trên “mặt trận” chống dịch nên chúng tôi động viên nhau vượt qua khó khăn”.

Dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp nên hằng ngày, khối lượng công việc mà các cán bộ, nhân viên Khoa Cận lâm sàng phải thực hiện vô cùng lớn. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, Khoa phải lấy và xét nghiệm từ vài chục đến cả trăm mẫu xét nghiệm trên khắp các địa phương trong tỉnh.

Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19

“Lực lượng mỏng nên để hoàn thành kế hoạch, anh em phải làm việc gấp 2, gấp 3 lần. Từ lúc bước vào cuộc chiến chống dịch, cán bộ, nhân viên của Khoa thường rời nhà đi làm khi mặt trời chưa tỏ và thường xuyên trở về nhà sau 23h giờ đêm” - Trưởng khoa Cận lâm sàng Nguyễn Thị Hạnh chia sẻ.

Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19

Vì tính chất công việc nguy hiểm nên nhiều cán bộ CDC Hà Tĩnh phải cách ly hẳn trong phòng xét nghiệm. Việc chăm sóc gia đình, con cái đành nhờ cả vào người thân.

Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19

Nhắc lại chuyện chị Phạm Thị Thanh Ngân (Phòng Sinh học phân tử xét nghiệm bệnh truyền nhiễm và chẩn đoán Covid-19) nhắn tin cho con khi đang ở trong phòng cách ly xét nghiệm, ai cũng bùi ngùi. Lời nhắn của chị có sự kìm nén của cảm xúc, cũng có sự trấn an, giao trách nhiệm cho người thân. Chị nói, khi soạn tin gửi cho con (chị em tự lo cho bản thân nhé, vì công việc nên mẹ không được về nhà), tôi đã cố gắng tạo cho con sự tiếp nhận bình thản nhất và mong con hiểu được công việc của mẹ mà ở nhà ngoan ngoãn, yêu thương nhau.

Lời nhắn của chị Ngân cũng là tâm sự chung của nhiều cán bộ đang làm việc trong Phòng Sinh học phân tử xét nghiệm bệnh truyền nhiễm và chẩn đoán Covid-19 gửi cho con cái, người thân của mình. Ngay khi phòng đi vào hoạt động, cán bộ, nhân viên làm công tác xét nghiệm đều được cách ly, không ra ngoài, không về nhà, mọi sinh hoạt đều tại đơn vị.

Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19

Hơn ai hết các chị là người hiểu rõ mức độ nguy hiểm, sự lây lan kinh khủng của virus SARS-CoV-2 như thế nào. Và, đối với những người làm công tác lấy mẫu, xét nghiệm, hằng ngày phải tiếp xúc với nhiều trường hợp, mẫu phẩm nghi ngờ thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn hơn nhiều.

Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19

“Biết nguy cơ từ bản thân quá lớn nên từ tết đến nay tôi gửi con về bên bà ngoại, thỉnh thoảng ghé về chỉ dám đứng nhìn con từ xa rồi đi, dù rất nhớ. Ngay cả trước khi Phòng Sinh học phân tử xét nghiệm bệnh truyền nhiễm và chẩn đoán Covid-19 đi vào hoạt động, dù tôi chưa phải cách ly thì cũng đã rất hạn chế gặp gỡ gia đình, ngay cả đối với chồng”- chị Trần Thị Thùy Dương chia sẻ .

Chị Phan Thị Lân áy náy: “Thời điểm hiện nay, con học trực tuyến, mẹ không ở nhà, không biết con học hành như thế nào. Tôi cũng muốn ở cạnh con, kèm cặp con học hành nhưng công việc giai đoạn này rất quan trọng, đành phải hy sinh”.

Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19

Trên tuyến đầu chống dịch, các cán bộ lấy mẫu trải qua rất nhiều cảm xúc. Không chỉ vất vả, gian nan trong quá trình lấy mẫu, các cán bộ của CDC Hà Tĩnh còn trải qua những giây phút căng thẳng, lo lắng khi chờ đợi kết quả. Mỗi lần có kết quả âm tính thì cả Khoa cùng thở phào nhẹ nhõm, trong trường hợp có kết quả ngược lại, ai nấy đều trĩu lòng vì biết rằng, rồi đây, biết bao đồng nghiệp của mình phải tiếp tục vất vả, gồng mình nơi tuyến đầu chống dịch.

Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19

Bác sỹ Nguyễn Lương Tâm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh chia sẻ: “Trong cuộc chiến phòng chống dịch, đội ngũ cán bộ làm công tác xét nghiệm thực sự là những chiến sỹ kiên cường. Dù lực lượng mỏng - lại chủ yếu là chị em phụ nữ, khối lượng công việc nhiều, áp lực lớn, môi trường làm việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm cao nhưng tất cả đều nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Mỗi người đã phải làm việc bằng 2, bằng 3 để có mặt khắp “mặt trận” lấy mẫu, chẩn đoán nhanh kết quả, đẩy nhanh công tác giám sát, cách ly các đối tượng, hạn chế lây lan ra cộng đồng. Sự hy sinh của những cán bộ CDC Hà Tĩnh trong cuộc chiến đang trong chặng cam go, khốc liệt này thực sự rất lớn, rất đáng trân trọng.

thiết kế: huy tùng

Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19
Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19
Hy sinh niềm riêng, các “chiến sỹ” CDC Hà Tĩnh vững lòng trên trận tuyến chống “giặc” Covid-19

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.